Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Lính Mỹ luôn bị ác mộng từ các bụi cây biết chửi thề

 

“Các ông biết không, trong cái bộ phim Rambo chết tiệt đó, lính Việt Cộng được mô tả như những thằng ngu, lính Việt Cộng chỉ việc cầm súng rồi lao thẳng vào mục tiêu, như những tên người Nhật như vậy, chẳng có tý chiến thuật nào. Nhưng sau này, khi tôi gặp được một cựu quân nhân ở Dallas, ông ấy bảo rằng đó là một bộ phim rác rưởi, vì nếu những người lính Việt Công ngu đần như thế, thì chúng ta đã chiến thắng chứ không phải là thất bại. Ông ấy còn nói rằng mấy thằng làm ra những bộ phim chiến tranh lại chưa trải qua giây phút chiến tranh nào”.

“Trong rừng, bụi cây nói tiếng Việt.

Ngoài bờ suối, hòn đá nói tiếng Việt.

Củ Chi, dưới lòng đất có tiếng Việt.

Hà Nội năm 72, trên mây cũng có tiếng Việt nốt.

Sau năm 75, nước Mỹ cũng nói tiếng Việt”.

Câu “nước Mỹ cũng nói tiếng Việt” ở đây có hai ý nghĩa chính. Một là nói về hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam - đó là một hội chứng tâm lý xảy ra ở rất nhiều các quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Hai là nói về làn sóng người Việt nhập cư trở vào nước Mỹ.

“Các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều kẻ thù. Đó có thể là cánh cửa, hòn đá, một chiếc xe bán bánh mì dạo hoặc bất cứ nơi nào có cây cối”.

“Hãy tưởng tượng bạn dành nhiều tháng trời để tập luyện, được cấp những thiết bị cá nhân trị giá hàng ngàn đô la, bạn là một đội quân chưa từng nếm mùi thất bại và bay vòng quanh thế giới để đến một nơi mà một quả dừa có gắn ốc vít bôi nước tiểu sẵn sàng bay vào mặt bạn”.

“Quân đội Mỹ: Lính dù, lính thủy đánh bộ, M113, bom Napalm, chất độc da cam, B52, F111, UH-1...

Quân đội Bắc Việt: Binh nhất ong bắp cày, binh nhì hổ mang chúa, binh bét đỉa…

Và thế quái nào, đội quân của Bắc Việt lại thắng đấy”.

Đó là một vài trích dẫn mình dịch từ Reddit, Youtube... xung quanh chủ đề về những "bụi cây biết nói".

“Bụi cây biết nói” là một câu nói vốn rất nổi tiếng trên nhiều mạng xã hội phương Tây như Reddit hay Quora. Câu nói đó mô tả một cách ngắn gọn phương thức chiến tranh du kích của quân đội Giải phóng, phương thức chiến tranh du kích nhằm mục đích chống lại sự vượt trội về hỏa lực, khí tài, trang thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh. Chiến thuật là việc những người lính Giải phóng ẩn mình vào khu vực rừng rậm rồi bất ngờ tập kích lính Mỹ, ngoài ra, chiến thuật này còn được hiểu là sự tận dụng cây cối, động vật tài tình của binh lính Việt Nam nhằm tiêu hao sinh lực địch và khiến quân Mỹ và đồng minh sợ hãi.

Một ý nghĩa khác của câu nói nhằm biểu thị sự ám ảnh, khổ sở của binh lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam, vì quân Giải phóng ở khắp mọi nơi, thoắt ẩn, thoắt hiện, rất khó nắm bắt, rất khó khắc chế. Ngoài ra, một nguồn gốc khác của câu nói đến từ việc các chiến sĩ quân đội Giải phóng hành quân với đầy lá cây trên lưng nhằm mục tiêu ngụy trang đánh lừa các thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh.

Trên rất nhiều diễn đàn, "meme" về những "bụi cây biết nói" còn được sử dụng để châm biếng truyền thông phương Tây - những người luôn tự chorằng quân đội Giải phóng là những kẻ hề, vô lương tâm, thiếu não, còn phía Mỹ và đồng minh không hề thất bại, họ chỉ rút quân.

Frederic Whitehurst, một binh lính Mỹ từng về thăm Việt Nam chia sẻ rằng trong lúc đang chiến đấu chống lại quân Giải phóng thì anh ấy tự nhiên phát hiện ra một bụi cây động đậy. Và tất cả lính Mỹ đều rợn tóc gáy thì họ phát hiện ra ra một người lính Bắc Việt đang bò bằng tay và không hề đầu hàng, anh lính ấy mới 18 tuổi và bị dập nát cả hai chân. 

Một câu chuyện khác được cựu binh này chia sẻ là chuyện anh này bắn vào một cô gái có đeo thắt lưng kiểu quân trang, cô ấy giật nảy mình nhưng không ngã xuống. Người cựu bình này bắn thẳng vào cô gái 15 lần, nhưng cô ấy không chết, chỉ đến khi một quả đạn M79 được ném thẳng vào, cô ấy mới chết hẳn. Và phản ứng đầu tiên của cựu binh này là sự sợ hãi, vì họ đã diệt đi “một bụi cây” và sẽ có hàng trăm, hàng ngàn “bụi cây” khác sẵn sàng lao vào họ.

Một trong những điểm đến ưa thích nhất của người Mỹ tại Việt Nam chính là địa đạo Củ Chi. Đó là một minh chứng kinh điển cho cái gọi là “bụi cây biết nói”. Những người Mỹ không thể tin được rằng người Việt có thể xây dựng được một công trình vĩ đại ở ngay gần Sài Gòn. Công trình ấy khiến cho người Mỹ khiếp đảm, vì những người lính Giải phóng có thể trồi lên từ bên này, tấn công rồi lại nhanh chống biến mất tăm mất tích.

Tướng Harold Moore, từng một chỉ huy tại trận Ia Drăng, từng tiết lộ rằng trong cuốn hồi ký của ông đã mô tả những người lính Giải phóng như những chiến binh, họ trồi lên từ trận địa, luồn lách khéo léo dựa vào địa hình và địa vật, có tổ chức rõ ràng, đánh vào mạn sườn địch, trận đó cũng có thể gọi là trận đấu khởi nguồn cho ý tưởng chiến thuật tấn công "nắm thắt lưng địch mà đánh" của tướng Nguyễn Chí Thanh, họ - những người lính giải phóng sẵn sàng hô “xung phong” rồi đâm lưỡi lê vào binh lính Mỹ. Trận chiến đó cũng là trận chiến mà quân đội Mỹ đại bại, nhưng trong bộ phim We were soldiers dựa trên cuốn hồi ký của tướng Moore, toàn bộ những chi tiết về quân đội giải phóng đều bị lược bỏ và thay vào đó, là một đội quân bạc nhược, ngu đần, chỉ biết dùng “biển người” lao vào họng súng của Mỹ, là lũ người dã man, tàn bạo, chiến đấu không vì mục đích nào cả và những chỉ huy Việt Cộng là những con người khát máu.

Ký giả Galloway, người phóng viên chiến trường từng trải qua thực tế  trận chiến đó viết lại rằng: “Binh lính Bắc Việt có mặt ở ngay trong hàng ngũ quân Mỹ và ở ngay trên các ngọn cây cao. Bất cứ lính Mỹ nào đang cử động cũng sẽ bị bắn chết. Mặc dù cầu cứu không quân, nhưng những bụi cỏ, cây cối rậm rạp và sự tập kích bất ngờ của quân Giải phóng khiến cho quân Mỹ tự ném bom vào chính quân mình, gây ra thiệt hại cho cả quân Mỹ và quân Giải phóng”.

Các bạn biết bộ phim Home Alone chứ? Nơi mà những kẻ cắp bị một đứa trẻ hạ gục vì những chiếc bẫy tự chế và tài ngụy trang. Thì hãy tưởng tượng, cuộc chiến tại Việt Nam cũng tương tự như vậy, nhưng ở quy mô gấp hàng vạn lần. Và người Mỹ, bị quay như chong chóng, bị đưa vào thế bị động, từ một kẻ "nắm đầu cuộc chơi" trở thành một kẻ "chơi luật của kẻ khác".

Giai đoạn đầu của chiến tranh tại Việt Nam, báo giới Mỹ từng có những mẩu tin tức kỳ lạ nói về những nỗi sợ của lính Mỹ, nói là kỳ lạ bởi vì những mẩu tin tức đó không nói về tiếng bom đạn hay những hình ảnh máu me. Mà là những điều vô cùng bình thường mà ở Mỹ cũng có, như hình ảnh con giun, con dế, ruồi, rắn... Thậm chí tiếng cành cây rơi cũng làm họ sợ và tiếng gió thổi cũng làm họ giật mình, và những người lính Mỹ sẵn sàng xả đạn vào không gian thinh không trống vắng mặc cho việc đó có thể khiến họ bại lộ. Và dĩ nhiên, khi những tin tức đó được đưa ra, những người Mỹ không tin, cho đến khi những tốp lính đầu tiên quay trở về Mỹ và mang theo những ác mộng đó.

Thực tế, người Mỹ thua vì họ sợ, một nỗi sợ mà họ chưa phải gặp ở châu Âu, ở Triều Tiên hay tại mặt trận Thái Bình Dương, họ thua vì những ám ảnh - không phải chỉ đến từ những người lính ở phía đối diện, họ thua vì họ phải chống lại toàn bộ những gì có tại Việt Nam chứ không phải chỉ người Việt Nam, địch thủ của người Mỹ còn là cỏ cây, là dòng suối, là cơn gió, là tiếng ếch kêu vang giữa rừng. Và dĩ nhiên xen vào đó là tiếng AK-47 điểm xạ.

Cái chết đáng sợ nhất là cái chết đến một cách từ từ không thể chống đỡ được. Nếu được chọn cái chết, người ta sẽ chọn cái chết vì đột quỵ chứ không chọn cái chết vì ung thư. Vì ung thư gặm nhất con người ta từ từ, gặm nhấm từ tinh thần đến cơ thể, từ thể xác đến tâm hồn, từ người này sang người khác.

Và lính Mỹ cũng như thế, một cựu binh Mỹ từng cho rằng những người lính cộng sản là những "tên ung thư" vì không dám giao tranh trực diện, chỉ dám đánh từ xa hoặc "vừa đánh vừa chạy".

Và với tất cả những gì đã diễn ra ở Việt Nam, đến bây giờ khi nhìn lại, thì nỗi sợ của lính Mỹ về những "bụi cây biết nói" ấy lại chính là khởi nguồn cho sự thất bại đáng xấu hổ nhất lịch sử quân sự nước Mỹ hùng mạnh cho đến ngày nay.

Chủ nghĩa xã hội mãi mãi là sự lựa chọn đúng đắn của nhân loại tiến bộ trên thế giới

 

Đây không phải vấn đề mới, cần tranh luận vào thời điểm này, nhưng không thể không nhắc lại để mỗi chúng ta mãi tự hào về nơi khởi nguồn  của Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới, cùng với tên tuổi và những cống hiến to lớn của những lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế. Mặc dù, sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đầu thập niên chín mươi thế kỷ trước cùng dư chấn nặng nề, kéo dài của nó là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà đã vội vàng phủ nhận tính chất khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn của học thuyết Mác - Lênin, của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia, dân tộc và cả nhân loại. Đúng với quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã hội, chủ nghĩa xã hội mãi mãi là sự lựa chọn đúng đắn của nhân loại yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới.

Thời gian gần đây, nhân dịp kỷ niệm 103 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, trên các trang mạng xã hội, vẫn xuất hiện những bài viết thể hiện sự hằn học, xuyên tạc, thậm chí phủ nhận những thành tựu vĩ đại của Cách mạng tháng Mười Nga, cùng với những cống hiến to lớn của V.I.Lênin. Đọc trong các bài viết đó, tôi thấy nổi lên có học giả Tưởng Năng Tiến với quan điểm cực đoan, hồ đồ cho rằng sự đổ vỡ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã xóa bỏ sạch sẽ những tàn tích của Cách mạng Tháng Mười và sự nghiệp cách mạng của Lãnh tụ V.I.Lênin. Với một mưu đồ chống phá, những quan điểm, lập luận xuyên tạc, vô căn cứ của y hòng lái dư luận xã hội sang một hướng khác, từng bước phá hoại những thành quả cách mạng mà nhân loại tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam đã giành được.

 1. Cái “thời hậu cộng sản” là do chính Tưởng Năng Tiến tự “phát minh” ra và tự đặt tên, chứ thực tế xã hội loài người làm gì có cái thời gọi là “hậu cộng sản” đó?

Thật nực cười khi y đưa ra quan niệm: “thời hậu cộng sản” là thời gian nối tiếp thời điểm cộng sản bị giải thể trên thế giới sau gần 100 năm hiện hữu trên trái đất này. Tưởng Năng Tiến lấy sự kiện sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX để cho rằng cộng sản bị giải thể trên toàn thế giới là sự nhận thức hồ đồ. Sự đổ vỡ đó đâu có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản? Thử hỏi ông ta đã nghiên cứu và thấy được nguyên nhân nào dẫn đến sự đổ vỡ đó? Xin được nói để ông rõ: đó là, sự phản bội, sự lạc lối, tha hóa, từ bỏ các nguyên tắc sống còn về chính trị tư tưởng, về bản chất giai cấp của đảng, về công tác xây dựng đảng của một số kẻ trong bộ máy lãnh đạo đảng, chính quyền ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu lúc đó; là sự phản bội trắng trợn lợi ích của đảng, của chế độ, của nhân dân lao động; đó là việc buông lỏng công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra đảng. Những vấn đề này đã được V.I.Lênin nhiều lần cảnh báo trong các bài viết của mình trước đây. Bên cạnh đó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.

Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đầu thập niên chín mươi thế kỷ trước là một thực tế không thể phủ nhận. Nhưng đó chỉ là một cuộc khủng hoảng tạm thời của chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản trên thế giới. Đừng nhìn vào sự khủng hoảng đó mà phủ nhận tính chất khoa học, cách mạng, tiến bộ, nhân văn của học thuyết Mác - Lênin, của Cách mạng Tháng Mười cùng với những cống hiến to lớn của V.I.Lênin. Hiện nay, tuy chưa thoát hẳn ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục gặp muôn vàn khó khăn, nhưng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, phong trào cộng sản quốc tế vẫn trụ vững, từng bước phục hồi và phát triển. Thành công của những quốc gia có Đảng Cộng sản lãnh đạo là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với phong trào cộng sản quốc tế. Điều mà các đảng cộng sản cần quan tâm là tập trung giải quyết cho được những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển; xây dựng một xã hội thực sự vì con người, phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường dân chủ trong đảng và dân chủ trong xã hội; xây dựng đảng vững mạnh, đủ năng lực lãnh đạo toàn xã hội.

2. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam, trước sau như một, vẫn kiên trì hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Sau biến cố chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nơi đó sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện hết sức khó khăn. Để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt lên tư duy bảo thủ, giáo điều, khởi xướng và lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; chính trị - xã hội ổn định; an ninh, quốc phòng được củng cố; độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được giữ vững; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được đề cao. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang hướng tới đã ngày càng được hiện thực hóa. Việc Đảng và Nhân dân ta lựa chọn và kiên định con đường chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy luật lịch sử và thực tiễn Việt Nam.

Đảng và nhân dân ta không lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa. Thời đại ngày nay không phải là thời đại của chủ nghĩa tư bản và theo quy luật phát triển của lịch sử, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị phủ định. Thực tiễn lịch sử tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy đó là lịch sử của máu, nước mắt và sự bất công. Một lần nữa tôi muốn khẳng định với ông Tưởng Năng Tiến và đồng bọn của ông là: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử, không có một thế lực phá hoại nào ngăn cản được bước tiến của dân tộc Việt Nam, bước tiến phù hợp với quy luật tất yếu của lịch sử”./.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Vai trò của công an, quân đội không gì có thể định lượng được

 Đã bao lần tôi đã nghe được những dòng tin nhắn, hay comment trên mạng xã hội nói rằng: “Công an hèn, chỉ biết ăn tiền của dân,”; “ nào là lương công an, quân đội là quá cao so với nhiều ngành khác”. Vâng, đấy chỉ là những luận điệu của những kẻ bất mãn, thiếu học thức. Chắc hẳn, ai cũng buồn khi nghe những dòng này…

Hãy nhìn xem, khúc ruột miền Trung đang căng mình chống lũ, trận lũ phá vỡ kỉ lục từ trước đến nay. Công an, quân đội là những người đi đầu trong đợt lũ này; họ là những lực lượng nòng cốt, sự hi sinh của họ là vô hạn, không thể định lượng được bằng kim tiền. Sự hi sinh của 13 chiến sĩ tại Rào Trăng 3 đó là sự hi sinh quá lớn, thầm lặng nhưng mà cao cả. Bầu trời Rào Trăng khóc thương cho sự hi sinh ấy. Đây là nỗi đau, mất mát chung của nhân dân Việt Nam ta, cầu cho phép màu nhiệm xảy ra, để họ trở về, tiếp tục phục vụ nhân dân như họ đã từng làm nhưng mà rồi lại thất vọng, buồn thương… Không chỉ vậy, hàng giờ, hàng ngày chúng ta tìm kiếm 22 đồng đội tại Đoàn KT-QP 337 đóng tại Quảng Trị. Vẫn còn nhiều cán bộ, chiến sĩ vẫn đang bị chôn vùi, hình hài vẫn chưa tìm thấy…

Tại các tỉnh miền Trung, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ trực tiếp đi các nhà dân; với các phương tiện như xe cứu nạn cứu hộ, cano, ghe máy, di dời các hộ dân ở vùng xung yếu, thấp trũng đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ các nhu yếu phẩm như mì tôm, gạo, nước uống… cho người dân vùng ngập lụt cũng đã được lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Tại các địa bàn ngập lụt sâu, các CB, CS đã sử dụng ghe, đò, ca nô… để vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng lũ.

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là những người xông pha trên tuyến đầu, hy sinh cả tính mạng của mình, thức cho dân ngon giấc, gác cho giang sơn an bình.

Lương cao ư? Chẳng đáng gì những thứ họ đã phải bỏ ra.