Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

HIỂU SAO CHO ĐÚNG VỀ CÁCH MẠNG MÀU

Thời gian vừa qua, đài báo nhắc rất nhiều đến Cách mạng màu. Vậy Cách mạng màu là gì? Sự ảnh hưởng của nó ra sao?
Theo nhà báo Đỗ Đức Hoàng: "Cách mạng màu (hay còn được biết đến với tên gọi như “cách mạng cam”, nhung, hạt dẻ, hoa hồng, hoa tulip...) là những cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động. Có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu giương cao ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình, tuần hành khiến cho các hoạt động của đời sống xã hội bị tê liệt. Chính phủ mất dần kiểm soát xã hội.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm vừa qua đã xuất hiện các vụ việc cho thấy rằng các thế lực thù địch luôn không ngừng sử dụng chiến lược "Diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ chế độ XHCN. Bọn chúng lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng mạng xã hội và internet cùng sự hiểu biết kém để xúi giục nhân dân biểu tình. Tiêu biểu đã diễn ra những cuộc cách mạng sau:
Cuộc “Cách mạng hoa sen”: Vụ Biển đảo Việt Nam - Trung Quốc (2014): Lấy danh nghĩa “Hướng về biển, đảo quê hương” kích động bài xích quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, hòng gây bạo loạn như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
“Cách mạng cá” 2016: vụ Formosa và cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bọn chúng cũng đã kích động kêu gọi biểu tình.
2018: Vụ biểu tình, tụ tập đông người tại 23 tỉnh, thành phố liên quan đến Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình”.
Ngoài ra, còn xuất hiện phong trào phản đối các dự án kinh tế-xã hội như du lịch (làm cáp treo ở chùa Hương, bảo vệ Sơn Trà, Tam Đảo,...), hay tranh chấp đất đai, điển hình là vụ Đồng Tâm, Tiên Lãng.
(có thể mình thống kê còn thiếu, mọi người xin hãy bổ sung dưới post này nhé!)
Tuy nhiên, chuyện gì cũng có nguyên do của nó. Không tự nhiên các thế lực thù địch có thể xúi giục người dân biểu tình, chống đối nhà nước. Dưới đây là 4 điều kiện để các cuộc Cách mạng màu diễn ra và thành công:
Lãnh đạo đương nhiệm của chế độ phải rất mất lòng dân, và phải đối mặt với “hội chứng vịt què”. Theo Hale, Hội chứng vịt què là thuật ngữ nói đến việc giới tinh hoa bỏ đảng, liên quan đến kỳ vọng của họ về tương lai.
Các lực lượng chống chế độ được tiếp sức bởi phương tiện truyền thông đại chúng và sức ảnh hưởng từ nước ngoài.
Cách mạng không phải là cuộc đối đầu ý thức hệ, mà phải là cuộc đối đầu giành lấy hội nhập, tự do, dân chủ và sự phát triển kinh tế của đất nước, và nhu cầu cho những điều trên phải thực sự mạnh mẽ.
Các lực lượng chống chế độ cũng cần được thúc đẩy bởi sự bất bình với chính phủ tham nhũng cầm quyền vốn được chống lưng bởi một chính quyền nước ngoài mà người dân không hề mong muốn.
Như vậy các cuộc Cách mạng màu tại Việt Nam không thành công vì thiếu đi một số điều kiện trên, tiêu biểu Nhà nước mình đâu được chống lưng bởi chính quyền nước ngoài nào. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần phải cảnh giác với âm mưu xâm lấn của các thế lực thù địch và cố gắng hoàn thiện hơn. Đối với chính quyền, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, giải quyết các vướng mắc, khuyết điểm, không để kẽ hở cho các thế lực thù địch chống phá. Với người dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác; đấu tranh vì dân chủ, dân sinh là đúng nhưng cần hiểu rõ luật pháp và dựa vào luật pháp; không nên chủ quan, thiếu suy nghĩ để vô tình tiếp tay cho các đối tượng chống phá nhà nước.
Cuối cùng, tối nay chương trình “Nhận diện Cách mạng màu” sẽ diễn ra vào lúc 20h10 trên VTV1. Nếu các bạn quan tâm có thể đón xem để hiểu rõ hơn.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

XIN ĐỪNG VÔ ƠN NHƯ LOÀI TU HÚ


40 năm trước người Nga giúp Việt Nam chinh phục dòng Sông Đà hung dữ, xây dựng nhà máy thủy điện ngăn lũ cho đồng bằng Bắc Bộ. 40 năm trôi qua, bây giờ Liên Xô cũng không còn, những kỹ sư Liên Xô trên đại công trường Thủy điện Hòa Bình ngày đó nếu còn cũng đã tới tuổi "Thập cổ lai hi". Không biết ai còn nhớ tới họ, nhớ tới những công trình cao cả của những người anh em Cộng sản không nhỉ?
Và bây giờ lớp trẻ sau này họ ca thán "giá như đừng đuối đi một nền văn minh của Pháp, hay như đừng đánh Mỹ thì Việt Nam giàu ngang Hàn, Nhật". Quê mình năm 1996 có điện, đúng sau 2 năm khi tổ máy cuối cùng của Thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, chấm dứt một thời kỳ đèn dầu mà mỗi lúc ngồi vào bàn học cay xè nước mắt.
Mùa thu năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". 400 km đê vỡ, 500 nghìn ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn phăng.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng.
Cũng chính từ đây công trình Thủy điện Hòa Bình manh nha hình thành và dần đi vào hiện thực. Có thể nói rằng lịch sử thường rất công tâm nếu không có người Nga chúng ta có lẽ chưa biết bao giờ có dòng điện quốc gia đầu tiên của cả nước. Mà trước đó người Pháp từng tuyên bố "Sông Đà bất trị". Và ngược lại nếu không có người Mỹ thì chúng ta sẽ không bị chia cắt 20 năm, không có hàng triệu tấn bom đạn trút trên làng mạc ruộng đồng người Việt, không có những e bé da cam mà dù 40 năm trôi qua hậu quả còn dai dắng nặng nề. Nhìn lại lịch sử để xem ai là bạn là thù để có cái nhìn công tâm đối với lịch sử.
Nếu nhiều người hỏi Liên Xô được gì ở đất nước này? Không gì cả, nuôi cho Việt Nam biết bao nhiêu du học sinh, tạo cho hàng ngàn lao động ở Đông Âu mà nhiều người nhờ đó giàu sụ lên trong khi đất nước còn khốn khó, ngay như tỷ phú của Việt Nam bây giờ Phạm Nhật Vượng cũng được nuôi dưỡng bằng bánh mỳ của nước Nga, giờ thành đạt ông luôn chân thành biết ơn và trân trọng nơi đã chắp cánh cho ông được thành đạt như hôm nay.
Nhưng cũng có một số người giờ thì sao? Đám đi Liên Xô tầm 5x chúng chửi Liên Xô không ra gì... đó là sự vong ơn bội nghĩa.
Còn người Mỹ để lại gì cho đất nước này qua 20 năm cai trị Miền Nam?
Không gì cả, lòng người ly tán phân tranh, ngoài bom đạn và những nghĩa trang đầy ắp ngôi mộ. Và ngay bây giờ chúng vẫn đang thò cây gậy "nhân quyền" vào đất nước chúng ta, điều mà hơn 40 năm trước chúng chưa bao giờ làm được, chỉ thay đổi phương thức từ súng đạn sang đồng đô la mà thôi.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

ĐỪNG CHÍNH TRỊ HÓA VỤ ÁN HÌNH SỰ HỒ DUY HẢI!

Ngày 8-5-2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao kết thúc phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, bị kết án về hai tội giết người và cướp tài sản. Theo quyết định cuối cùng thì kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải bị bác. Qua các phân tích, lập luận tại phiên tòa, đại diện Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nêu rõ, việc điều tra, truy tố, xét xử và tuyên án trước đó đối với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội. Cơ quan tố tụng không mớm cung, ép cung đối với Hồ Duy Hải. Để đưa ra quyết định cuối cùng, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên tòa Giám đốc thẩm đã lấy biểu quyết của các thành viên trong Hội đồng Thẩm phán về từng nội dung cụ thể: Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không? Kết quả có 17/17 thành viên biểu quyết “Không thay đổi bản chất vụ án”.
Theo quan sát của tôi, rõ ràng, nhiều người đang chính trị hóa vụ án hình sự. Các thế lực thù địch, thành phần bất mãn, lợi dụng vụ việc này để công kích Nhà nước. Trang Việt ngữ của đài BBC, RFA, RFI và trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân đã có một cơ hội lớn để nói xấu Việt Nam. Riêng đài BBC đăng một loạt bài viết. Các địa chỉ truyền thông này đã mời các “chuyên gia” phát biểu, nhưng những người đó là các nhân vật chống cộng, có quan điểm thù địch với Đảng và Nhà nước nên họ không thể đánh giá khách quan và công tâm. Một số văn nghệ sĩ cũng hăng hái phát biểu và phê phán Hội đồng Thẩm phán Tòa án, nhưng ý kiến họ nêu ra cho thấy họ đánh giá theo cảm tính, có người viết ra chỉ để thể hiện mình có hiểu biết hoặc hợp gu với trào lưu.
Cá nhân tôi nhìn nhận vụ việc này với tư cách là một người quan sát độc lập và là một Luật gia. Trước đây tôi tốt nghiệp ĐH Luật ở ĐH Tổng hợp Jena, chuyên ngành đào tạo Kiểm sát viên, luận văn tốt nghiệp của tôi viết về đề tài Luật hình sự. Một môn học có thi kiểm tra của tôi là Khoa học kỹ thuật hình sự, tiếng Đức Kriminalistik (bao gồm công tác thu thập chứng cứ tại hiện trường, phân tích chứng cứ …). Trong gần ba thập kỷ qua, trong công tác tại Cơ quan liên bang thuộc Bộ nội vụ liên bang Đức tôi thường xuyên tiến hành công việc thu thập chứng cứ và phân tích chứng cứ.
Cũng cần nhắc tới một chi tiết không nên bỏ qua: Một số nguyên tắc pháp lý có tính phổ quát ra đời từ các nước phát triển đã được Việt Nam tiếp nhận, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … của mình. Mấy thập kỷ qua, CHLB Đức đã tích cực giúp Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều chuyên gia pháp lý của Việt Nam được cử sang Đức nghiên cứu và nâng cao tay nghề. Đó là điều dễ hiểu, Việt Nam đã vận dụng nhiều kinh nghiệm của Đức trong việc biên soạn các Bộ luật. Nhiều nguyên tắc hoạt động của tòa án, khái niệm, định nghĩa … Việt Nam đã “bắt chước” của Đức (khái niệm thủ tục Giám đốc thẩm trong tiếng Đức là Kassationsverfahren).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thủ tục Giám đốc thẩm là trình tự các hoạt động của toàn bộ quá trình xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử. Theo quy định tại Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Theo luật của Đức và của Việt Nam, bằng chứng được phân thành hai loại: Bằng chứng thực tế (tài liệu, dấu vết, dụng cụ thực hiện hành vi phạm tội, đồ vật mà hung thủ chiếm đoạt được …) và bằng chứng cá nhân (nhân chứng và giám định viên, chuyên gia). Lời thú tội không chính thức nhằm làm bằng chứng, nhưng được coi là bằng chứng cá nhân. Lời thú tội chỉ có giá trị, nếu lời thú tội xác nhận được rằng bị cáo là người biết rõ hành vi phạm tội đã được thực hiện như thế nào và khớp với các bằng chứng thực tế chỉ ra, điều mà chỉ có người trong cuộc mới biết được như thế. Tuy có những sai sót khi thu thập và đánh giá chứng cứ, nhưng trong thủ tục Giám đốc thẩm này đã xác định được: Những chứng cứ chủ chốt đã được đưa tại thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm đã xác định chính xác HDH là thủ phạm. Những mâu thuẫn được nêu lên bây giờ không thể dẫn đến kết luận, HDH bị oan. Cuối cùng, với đơn xin ân xá gửi Chủ tịch nước, HDH cũng đã nhận tội lỗi của mình. Nhiều người đã cố tình bỏ qua chi tiết quan trọng này.
Một số người hiểu lầm và nghĩ rằng, trong thủ tục Giám đốc thẩm này phải xử lại, nhưng thực ra, công việc chính ở đây là kiểm tra lại mà thôi. Về nguyên tắc, nếu sai phạm nghiêm trọng đến mức làm thay đổi bản chất vụ án thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật được hủy và trả về Tòa án trước đó xét xử lại và cần thiết cho điều tra thêm. Nếu không, bản án của thủ tục phúc thẩm có hiệu lực thi hành.
Có người nói rằng, “Tòa tối cao mà hành xử bằng đầu phiếu, theo kiểu thiểu số phục tùng đa số thì thật sự đó không phải là cách hành xử của công lý”. Đây là phát biểu tào lao, không hiểu biết cách hoạt động của Hội đồng xét xử. Bởi vì, ở quốc gia nào cũng vậy, dù là thủ tục xét xử của tòa án thấp nhất là tòa án huyện hoặc cấp huyện cho đến tòa án tối cao nhất, trước hết trong phiên tòa, các bên tham gia tranh cãi và sau đó quyết định cuối cùng được ra bằng cách các thành viên của Hội đồng xét xử cho ý kiến chống, tức là biểu quyết. Ở CHLB Đức, tòa án tối cao nhất là Tòa án hiến pháp Liên bang (tiếng Đức Bundesverfassungsgericht) khi quyết định, ngay cả về các vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh của Đất nước cuối cùng cũng thông qua biểu quyết.
Ông bà ta vẫn dạy, “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, nếu không, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Bao đê cho chặt - ngăn chặn bên ngoài, nới lỏng bên trong


Ban Chỉ đạo quốc gia nhận định, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam như “cánh đồng trũng", ở bên ngoài nước đang dâng cao, sóng to, gió lớn, do vậy phải "bao đê cho chặt", bảo đảm an toàn, chỉ như vậy mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp sáng 6/5 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Sáng 6/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn các nội dung: Quản lý người nhập cảnh; ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; giám sát chặt chẽ, sẵn sàng phát hiện, truy vết, khoanh vùng triệt để và dập dịch từ bên trong; tính toán xác suất rủi ro dịch bệnh, nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội như: Dự phòng cá nhân; vận tải hành khách; tổ chức hoạt động thi đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người nơi công cộng; mở lại một số dịch vụ không thiết yếu, kinh doanh, thương mại; bảo đảm an toàn dịch tễ tại trường học, công sở, nhà máy, siêu thị, chợ dân sinh…
Về xác xuất rủi ro dịch bệnh trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết qua theo dõi trong cộng đồng và xét nghiệm, cho thấy kết quả khả quan (không thấy nổi lên các ca bệnh mới), nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng rất thấp. Chúng ta có thể nới lỏng một số biện pháp can thiệp, hạ từ mức bắt buộc sang khuyến cáo.
GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng “điểm cốt tử” để chúng ta thành công trong phòng chống COVID-19 là phải tiếp tục “quyết liệt ngăn chặn từ bên ngoài”. Ở trong nước, chúng ta có thể nới lỏng dần dần nhưng vẫn bảo đảm các điều kiện phòng dịch, phải tôn trọng 3 nguyên tắc: Khẩu trang, khoảng cách và rửa tay.
Các chuyên gia cũng cho rằng vừa qua một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật điều hoà... Theo các chuyên gia, những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khoẻ của các cháu học sinh.
Khuyến nghị của chuyên gia là các cháu học sinh trong lớp học không bắt buộc đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay nhưng giờ ra chơi thì phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ. Các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra nơi công cộng khi không cần thiết.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định: Đến giờ phút này chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh, phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng, mỗi ngày xuất hiện hàng chục nghìn ca nhiễm mới, hàng nghìn người chết. Có thể ví von Việt Nam như ở trong “cánh đồng trũng, ở bên ngoài nước thì nước cao, sóng lớn”. Do vậy, trước tiên chúng ta phải “bao đê cho chặt”, giữ đê cho chắc, nghĩa là phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn, mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo cho rằng cần tiếp tục thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; cách ly bắt buộc 14 ngày với các hình thức phù hợp đối với người nhập cảnh mang hộ chiếu ngoại giao, chuyên gia, thương gia, gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương… Chưa cho nhập cảnh khách du lịch quốc tế. Quản lý chặt chẽ hoạt động đón người Việt Nam từ nước ngoài về.
Đối với trong nước, Ban Chỉ đạo yêu cầu toàn bộ cơ chế liên ngành (quân đội, công an, y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ) không được nơi lỏng. Tiếp tục củng cố tất cả các cơ chế, các công cụ, nhất là các công cụ công nghệ thông tin, để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng nếu có một ca nhiễm nào đó trong cộng đồng thì lập tức phát hiện được ngay, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Ban Chỉ đạo cho rằng, với hai điều kiện trên, chúng ta có thể tiến hành nới lỏng các biện pháp đã giới hạn từ trước đến nay một cách có khoa học. Nghĩa là, việc nới lỏng phải dựa trên cơ chế lây lan của virus và dựa trên các tính toán về xác suất là mầm bệnh hiện nay trong cộng đồng. Theo tính toán của các chuyên gia, đến giờ phút này chưa thể nói tuyệt đối trong cộng đồng không còn mầm bệnh nhưng xác suất còn mầm bệnh là rất thấp.
Nhấn mạnh tinh thần, phải học tập, sản xuất, sinh hoạt an toàn, Ban Chỉ đạo khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng, bên ngoài các trường học, các trụ sở, công sở. Tại địa điểm công cộng, người dân tránh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người khác, tránh tiếp xúc vào những bề mặt không chắc chắn là không có mầm bệnh và nếu có tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.
Các cơ quan, công sở, nhà máy, siêu thị, bệnh viện, chợ dân sinh, phương tiện giao thông công cộng, hàng quán,… tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện vệ sinh dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh.
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo đều thống nhất đề xuất đến thời điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (trừ vũ trường, quán karaoke) với điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1 m; bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe buýt, xe lửa…) nhưng hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người… được tổ chức nhưng phải bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch bệnh.
Thông tin về các ca tái dương tính, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, sau khi nuôi cấy, theo dõi, tất cả các ca tái dương tính tại Việt Nam đều chưa thấy dấu hiệu lây cho người khác, không gây nguy hiểm cho cộng đồng, tuy nhiên, Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ các trường hợp này.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, đây không phải là tình trạng riêng của Việt Nam nhưng hiện trên thế giới cũng chưa ghi nhận các trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ những người dương tính lại.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Vì sao không thể Hán hóa người Việt?


Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước.
Hỏi: Ông có thể lý giải sức mạnh nào khiến người Việt không bị Hán hóa dù trải qua 1.000 năm Bắc thuộc?
Trả lời: Có thể thấy, những vùng đất ở phương Nam như Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông… mặc dù cách xa Trung Nguyên nhưng sau khi Trung Quốc xâm chiếm đều bị đồng hóa. Đến cuối nhà Minh, dù người Hán đã bị người Mãn Châu đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ, nhưng cuối cùng, người Mãn Châu lại bị chính người Hán đồng hóa. Thế nhưng, người Việt trải qua tới 1.000 năm Bắc thuộc lại không bị như vậy.
Theo tôi, một số nguyên nhân có thể tóm tắt như sau: Mưu đồ đồng hóa một dân tộc sẽ khó thành công nếu dân tộc đó hội tụ đủ ba yếu tố. Một là có sức sống sinh học và sức sống xã hội mãnh liệt; hai là có trình độ văn hóa và nền văn minh cao hơn dân tộc đi đồng hóa; ba là có tổ chức xã hội tốt, cố kết các thành viên bền chặt. Nhìn lại, thấy người Việt (Kinh) có đủ ba yếu tố này. Dù là mục tiêu tàn sát của dân tộc đi xâm chiếm, nhưng họ đã thoát thân thành công và “an cư” ở mảnh đất cuối trời của Bách Việt, chính là VN ngày nay. Điều đó chứng minh, đây là cộng đồng có sức sống mãnh liệt. Mặt khác, chính vì mang trong mình tinh hoa của văn hóa Bách Việt, văn hóa Thục và cả Hoa Hạ nữa, nên nền văn minh của cộng đồng dân cư này có lẽ còn vượt trội hơn cả Hoa Hạ. Cuối cùng, chính sử Trung Quốc đã ghi chép rất rõ về thời Hùng Vương. Qua đó có thể thấy, người Việt đã có nhà nước, có tổ chức xã hội, có sự gắn kết bền vững trong cộng đồng. Đó là lý do người Việt khó có thể bị một dân tộc nào đó đồng hóa.
Hỏi: Không những không bị đồng hóa và vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình, người Việt còn tiến hành “đồng hóa” ngược. Ông có thể nói rõ hơn về “kỳ tích” này?
Trả lời: Thời Bắc thuộc, người Việt có thể không có chữ viết, hoặc có thể đã có chữ viết nhưng bị xóa sạch qua 1.000 năm bị Bắc thuộc. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là họ vẫn giữ được ngôn ngữ (tức là kho từ vựng, phát âm, ngữ pháp, cấu trúc) Việt. Người Việt khá thông minh. Họ đã học chữ của người Hán để lưu giữ tiếng nói của dân tộc mình, giữ nguyên cách tư duy ngôn ngữ của mình, bởi vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Họ khôn khéo biến “kho” Hán ngữ thành “kho” Hán - Việt để làm giàu thêm ngôn ngữ của mình. Có thể thấy, nhiều từ mà chúng ta vẫn thường dùng bây giờ như vô duyên, lãng mạn, bá đạo, triền miên, mạch lạc, la liệt... là từ gốc Hán 100% trong kho tàng Hán - Việt mà ông cha ta đã thu thập để thành vốn từ Việt.
Đây là điều mà các nhóm dân tộc khác xưa cũng thuộc tộc Bách Việt không làm được. Chẳng hạn, người Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam đã mất hẳn ngôn ngữ “gốc”. Về mặt ngôn ngữ, họ hoàn toàn bị Trung Hoa đồng hóa, chỉ phát âm khác mà thôi.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

"VIỆC GÌ PHẢI CÚI ĐẦU DƯỚI NHỮNG KẺ BẠI TƯỚNG.!!! "


BIỂN ĐÔNG SẼ CÒN SÓNG DỮ
"Mỹ sẽ điều hạm đội 7 đến bãi Tư Chính"
Đó là câu nói được cho rằng là của Đô đốc, tư lệnh hạm đội 7, cũng là hạm đội mạnh nhất hải quân Hoa Kỳ G. Sawyer. Dĩ nhiên, câu nói này chưa được xác thực nhưng việc Hoa Kỳ "đánh tiếng" ở một mức độ nào đó quan tâm đến xung đột tại bãi Tư Chính của Việt Nam là có thật.
Và con dân Việt Nam mừng ra mặt, ơ thế mà mừng cái gì?
Năm 1974, khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc nổ súng xâm lược, quân lực hạng 4 và hải quân hạng 3 thế giới không dám bay, không dám xuất tàu chỉ vì "Mỹ quan ngại gia tăng xung đột" hay đúng hơn là người Mỹ đã thỏa thuận cho phép Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đổi lại Mỹ nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Liên Xô, Đông Âu. Những phi cơ bị cấm bay mặc dù đã chuẩn bị tất cả. Bấy giờ, hải quân và không quân VNCH được cho rằng mạnh áp đảo Trung Quốc và gần như "chấp" toàn bộ ASEAN.
Hay như năm 2012, bãi cạn của anh bạn Philippines cũng "đôi chủ". Mỹ vẫn im lặng mặc dù trước đó cam kết sẽ "đồng hành vĩnh viễn cùng đồng minh Philippines".
"Ơ thế hóa ra là "cú lừa" à?"
Hay lại như tòa án quốc tế Hà Lan chỉ nói ăn đẫy 10 triệu USD tiền án phí của Philippines kèm theo một tuyên bố "thắng cuộc". Và rồi anh bạn phương Bắc vẫn ngông nghênh "bố lại sợ tòa án của tụi mày quá".
Nói vui chút, chỉ cần một tàu tên lửa của hải quân Việt Nam cũng đủ để "làm gỏi" toàn bộ hạm đội của hải quân Philippines.
Nếu cư dân mạng Việt Nam đọc được những dòng mà người dân Philippines nhắn gửi đến Việt Nam, các bạn có lẽ sẽ nổi da gà. Họ nói rằng người Việt Nam đáng nhẽ nên tự hào về hải quân Việt Nam.
"Họ là nước duy nhất tại châu Á dám, sẽ và không ngại đối đầu với hải quân Trung Quốc, họ mới thực sự dũng cảm"
“Họ là quốc gia từng bị Trung Quốc chiếm đóng gần 1000 năm, bị Mỹ đánh gần 30 năm, bị Pháp đô hộ cả trăm năm. Nhưng chưa bao giờ họ chùn bước, lịch sử đã dạy họ trở thành những chiến binh có một không có hai. Chúng ta hổ thẹn trước họ”
“Ngư dân họ đánh bắt tận Indonesia, Úc và sang cả Ấn Độ vẫn thấy có lực lượng bảo vệ, còn chúng ta đi xa khỏi bãi biển 30km cũng đã nghĩ đây không phải là Philippines rồi”.
“Tàu cá của họ bị húc, họ cứu. Tàu cá của ta bị húc, họ cũng ứng cứu. Họ dường như có mặt mọi nơi tại Biển Đông”
Chúng ta không thể "bốc" đất nước từ chỗ này sang chỗ kia được.
Cũng không thể nhờ vả một quốc gia nào giải quyết hộ vấn đề của mình được.
Bản thân một quốc gia không tự giải quyết được vấn đề của nước mình, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì đất nước đó không xứng đáng có được độc lập, không xứng đáng có được tự do.
Bãi Tư Chính là chủ quyền của Việt Nam, nó không thuộc Trường Sa và càng không phải là vùng đất có tranh chấp.
Nếu Mỹ đưa quân vào Biển Đông, Trung Quốc càng có cái cớ để họ điều thêm lực lượng vào Hoàng Sa hay Trường Sa. Lực lượng này sẽ không phải cảnh sát biển, hải giám mà sẽ là hải quân. Với động thái nhanh ko cần thiết của Mỹ, Trung Quốc sẽ biến “vùng đất không xung đột” thành “xung đột”, biến “nơi không có tranh chấp” thành “tranh chấp”.
Thế giới biết đến một Việt Nam sòng phẳng trên bàn đàm phán với Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Thế giới biết đến Việt Nam trước gần 150 thành viên Liên Hợp Quốc trong vấn đề Khơ Me Đỏ. Việt Nam đâu có ngại ai và thực ra việc gì phải sợ. Họ gần như đều bị chúng tôi đánh bại rồi - Ông Nguyễn Cơ Thạch nói.
Việc gì phải cúi mình trước những kẻ bại tướng?
Chỉ duy nhất trên thế giới này có một quốc gia làm được như vậy.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của chiến tranh và hệ quả của nó cũng chính là giá trị của Hòa Bình.
Philippines, Thái Lan, Singapore, Indonesia… sẽ không hiểu cái giá Việt Nam đã phải trả để đường hoàng hiên ngang sống giữa đất trời. Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cần một hiệp định “trao trả độc lập”. Hàng triệu người Việt đã ngã xuống để có thể ngồi sòng phẳng tại Genève và Paris. Các cường quốc thế giới đã phải hạ mình cúi đầu chấp nhận đầu hàng hoặc rút quân vô điều kiện khỏi cái dải đất chữ S này.
"Chúng tôi đã làm được những cái việc mà người ta cho rằng: Không làm được.
Một cái việc là tưởng như là huyền thoại nhưng mà nó thành sự thật.
Nhưng phải chứng tỏ rằng nếu mà có sự quyết tâm lớn.
Không gì quý hơn độc lập, tự do."
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Biển Đông sẽ còn sóng dữ.
Chúng ta sẽ không thể hiểu hay biết hết những gì đang diễn ra ngoài kia.
Chúng ta sẽ không thể rõ đang có những hy sinh lớn lao gì ở nơi đầu sóng ngọn gió.
Từ đáy lòng mình, nghiêng mình và nguyện cầu mong mọi điều tốt đẹp nhất đến các chiến sĩ, cán bộ, nhà báo ngoài kia.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Việt nam ko cần hậu duệ mặt trời nào cả


LỰC LƯỢNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH VIỆT NAM TẠI NAM SUDAN.
Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan (United Nations Mission in South Sudan – UNMISS) với nhiệm vụ hỗ trợ chính phủ Nam Sudan trong việc củng cố nền hòa bình, thúc đẩy xây dựng nhà nước bền vững và phát triển kinh tế, đồng thời ngăn ngừa xung đột và giảm thiểu thương vong cho dân thường [1].
Cộng hòa Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày 9/7/2011 sau khi tách ra khỏi Cộng hòa Sudan. Đây là một trong những quốc gia trẻ nhất trên thế giới, đồng thời cũng là quốc gia nghèo nhất trên thế giới nguyên nhân không có gì khác ngoài các cuộc xung đột, các cuộc nội chiến xảy ra liên miên kéo dài.
Thực hiện theo chính sách đối ngoại chủ động, tích cực tham gia hội nhập các hoạt động trên trường quốc tế đồng thời luôn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, một quốc gia có uy tín “chúng ta nói là chúng ta làm” [2].Do đó, vào cuối năm 2012 Bộ Ngoại Giao đã xây dựng đề án Việt Nam tham gia Hội đồng Gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc và được Bộ Chính trị thông qua. Hợp tác Gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng cả song phương và đa phương của Việt Nam với các nước, các tổ chức trong khu vực và quốc tế. Tại Đối thoại Shangri-La 12 vào tháng 5-2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng như công binh, quân y, quan sát viên quân sự [3].
Đối thoại Shangri-La (SLD) hay còn gọi Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (tổ chức tại khách sạn Shangrila - Singapo) bắt đầu từ năm 2002 là một diễn đàn an ninh liên chính phủ tổ chức hằng năm bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Trong hội nghị này có sự tham gia của các Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng thường trực và các Tướng lĩnh quân đội của 28 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương.Chủ đề thảo luận của hội nghị bao gồm các chương trình hiện đại hóa quân sự, cân bằng lực lượng toàn cầu, cấu trúc an ninh khu vực, chống các mối đe dọa xuyên quốc gia, đối phó với thảm họa thiên nhiên.
Việt Nam chính thức tổ chức Lễ thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam vào ngày 27/5/2014, đồng thời cử lực lượng tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc vào tháng 6/2014 và cử hai sĩ quan quân sự (chức danh) đầu tiên tham gia với vai trò là Sĩ quan liên lạc, quan sát viên quân sự tại Nam Sudan là Trung tá Mạc Đức Trọng và Trung tá Trần Nam Ngạn.
Trải qua một thời gian hoạt động tại các phái bộ cũng như cử thêm những sĩ quan tham mưu ở Phái bộ Cộng hòa Trung Phi và phái bộ Cộng hòa Nam Sudan với nhiệm vụ làm quen, nắm tình hình, trau dồi khả năng của từng sĩ quan, khả năng chỉ huy tham mưu của quân đội. Liên tục tác chiến, hoạt động, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời cũng là những người đi đầu thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như Tổ quốc tại các Phái bộ và chính họ sau này cũng trở thành đội ngũ tiền trạm cho lực lượng cán bộ, bác sĩ của bệnh viện dã chiến cấp 2 cũng như đại đội Công binh của Việt Nam sau khi lên đường tới các phái bộ. Một thông tin thêm về lực lượng sĩ quan liên lạc ở phái bộ đó là khi làm nhiệm vụ sẽ không được mang vũ khí, phải giải quyết các vấn đề bằng đàm phán. Tuy nhiên vẫn có lực lượng bảo vệ mang vũ khí đi cùng và cũng chỉ được bảo vệ ở vòng ngoài, còn sĩ quan liên lạc sử dụng vũ khí là “đàm phán” khi tiếp cận giải quyết các vấn đề liên quan.
Ngày 22/11/2017, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết nghị về việc tổ chức lại Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Vietnam Department of Peacekeeping Operations) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 5291/QĐ-BQP về tổ chức lại Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam thành Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và một Trung tâm huấn luyện trực thuộc Cục.
Như đã nói, Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam tới thời điểm đưa Bệnh viện dã chiến cấp 2 đi tới Nam Sudan, thời điểm đó chúng ta chính thức trở thành một đơn vị hành động cụ thể, chuyên sâu và quy mô hơn với nhiệm vụ quân y cho phái bộ của Liên Hợp Quốc.
BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN CẤP 2.
Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, bên cạnh các phòng (Phòng Tham mưu – Kế hoạch, Phòng Công tác địa bàn, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Huấn luyện), ban (Ban Hậu cần Kỹ thuật, Ban Tài Chính, Ban Chính trị) và Trung tâm huấn luyện trực thuộc Cục [4] còn có thêm Bệnh viện dã chiến cấp 2 [số 1 (2.1), số 2 (2.2), số 3 (2.3),..]
Bệnh viện dã chiến cấp 2 theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc bao gồm: khám và điều trị tối đa 40 bệnh nhân một ngày; khả năng hối sức cấp cứu và vận chuyển đường không và đường bộ các bệnh nặng tới tuyến y tế cao hơn; khả năng thực hiện 3-4 ca phẫu thuật một ngày có gây mê; khả năng nhận điều trị nội trú 20 bệnh nhân trong 7 ngày; thực hiện 10 ca X-quang, 10 ca điều trị răng miệng, xét nghiệm chẩn đoán cơ bản 20 ca trong 1 ngày, có 2 đội y tế cấp cứu ngoại viện, tự bảo đảm đủ vật tư y tế tiêu hao – thuốc chữa bệnh trong bất kì tình huống nào.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam được xây dựng tháng 10/2018 (tiếp quản nhiệm vụ của bệnh viện dã chiến số 2 Vương quốc Anh) với đội ngũ là các cán bộ quân y dày dặn kinh nghiệm thành lập từ 3 đơn vị chính: Bệnh viện quân y 175, cán bộ chiến sĩ từ quân đoàn 4 và quân khu 7. Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 với 63 thành viên làm nhiệm vụ trong vòng 1 năm tại phái bộ Nam Sudan (Bentiu, Cộng hòa Nam Sudan). Bệnh viện dã chiến của Việt Nam, ngoài điều trị cho các bệnh nhân là nhân viên của Liên Hợp Quốc tại Bentiu, giới chức địa phương và nhân dân khi có yêu cầu của Phái bộ LHQ, không chỉ vậy nếu xảy ra các tình huống khẩn cấp như xung đột, tai nạn hỗn loạn thì bệnh viện dã chiến sẽ là nơi đưa các nạn nhân tới chữa trị. Thế nên, hi vọng Nam Sudan có thể mau chóng yên bình để đội ngũ các cán bộ, chiến sỹ Việt Nam, cũng như các quốc gia khác, nhân dân không còn phải gặp khó khăn trong quá trình sinh sống, công tác.
Lực lượng BVDC cấp 2.2 (trực thuộc Học viện Quân y) là những quân nhân ưu tú, nòng cốt lựa chọn từ Học viện quân y, Tổng cục Hậu cần, Quân khu 3 Cục GGHB Việt Nam, Cục Quân y. Lên đường thay nhiệm vụ cho các cán bộ, chiến sỹ BVDC cấp 2.1 tháng 10/2019.
Bệnh viện dã chiến cấp 2.3 (ra mắt ngày 4/3/2020, trực thuộc Bệnh viện Quân y 175) được thành lập để huấn luyện, đào tạo, tham gia hoạt động GGHB Liên hợp quốc. Lực lượng cán bộ, nhân viên BVDC 2.3 là những quân nhân ưu tú được lựa chọn từ các đơn vị: Bệnh viện Quân y 175, Cục GGHB Việt Nam, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9…
Chúng ta đã phái khiển được 37 lượt sĩ quan, cán bộ tham gia vào 2 phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, 27 lượt cán bộ sĩ quan hoàn thành nhiệm vụ trở về, 7 cán bộ, sĩ quan được Liên Hợp Quốc đánh giá xuất sắc và đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ. Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tỉ lệ này với các quốc gia khác chỉ là từ 1-2%
THÔNG TIN THÊM:
1.Việt Nam có 2 phái bộ thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
- Phái bộ Nam Sudan (Cộng hòa Nam Sudan)
- Phái bộ Cộng hòa Trung Phi.
2. Tại Cộng hòa Trung Phi, trên đường đi công tác sẽ gặp cả lực lượng đối lập và quân chính phủ. Mỗi lần thấy xe của Liên Hợp Quốc đi qua trạm kiểm soát họ thường lục lọi rất kĩ. Tuy nhiên, khi thấy xe có lá cờ đỏ sao vàng, sĩ quan gắn phù hiệu vải có chữ “Việt Nam” trên ngực nhóm binh lính canh gác sẽ ngay lập tức cho qua, nhờ vậy các chiến sỹ Việt Nam thường được tín nhiệm giao nhiệm vụ dẫn các đoàn xe của Liên Hợp Quốc. Các chiến sĩ Việt Nam gọi những lá cờ đỏ sao vàng, dòng chữ VIỆT NAM trên áo đó là những tấm “kim bài” đặc biệt.
3. Trung tá Liên Nguyễn là một trong những cán bộ chiến sỹ đầu tiên “phủ xanh” Trung Phi từ các hạt giống rau, củ chị mang từ Việt Nam, sau khi trồng ở Phái bộ và được các cán bộ, người dân ở đây xin và nhờ tư vấn cách trồng. Cũng chính nhờ những hành động này mà nhân dân, bạn bè ở các phái bộ vô cùng yêu quý và tôn trọng chị và đất nước Việt Nam. Trong tiềm thức của người dân Trung Phi nói riêng, châu Phi nói chung họ vốn dĩ rất ngưỡng mộ và yêu quý đất nước Việt Nam bởi vì mình đã giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ vươn lên phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời các hành động của cán bộ chiến sỹ mang nhiệm vụ quốc gia ở Cộng hòa Trung Phi cũng là một nhân tố làm khăng khít thêm nghĩa tình này.
4. Ngày Tết ở BVDC bên cạnh bánh chưng, bánh tét còn có mai, đào làm bằng cành cây khô gắn hoa giả.
5. Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam còn có một cái tên thân thương khác là Chiến sỹ mũ nồi xanh.
6. Nam Sudan ngoài xung đột, nghèo đói còn có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, đất đai khô cằn chủ yếu là các cây bụi gai không lá và cây cỏ (những loại cây thường thấy ở vùng xavan, hoang mạc, đất nghèo dinh dưỡng) nhưng trong khu doanh trại bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam lúc nào cũng có màu xanh của hoa, rau nhờ “hành trang hạt giống” mà họ đem theo khi lên đường.
7. Thực hiện Nghị quyết của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong 5 năm qua, Việt Nam đã cử 3 sĩ quan nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình theo hình thức cá nhân và 20 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2, cao hơn tỷ lệ khuyến khích 15% do Liên hợp quốc đưa ra, được Liên hợp quốc hết sức ghi nhận.[5]
8. Lễ chào cờ trước khi lên đường nhận nhiệm vụ của Bệnh viện dã chiến số 2.2 https://youtu.be/xgzsRKbfVO4 (tại Học viện Quân y)
9. Phim tài liệu “Bình Yên Nhé” https://youtu.be/k1FC8BTiOFg

COI CHỪNG COVID-19 PHẢN CÔNG BẤT NGỜ


Chính lúc người dân coi thường nhất, chủ quan nhất, là lúc dịch có nguy cơ bùng phát nhất.
Mấy ngày nghỉ lễ, lại được dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội, nên người dân đi chơi rất đông. Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, chiều 1.5, bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) du khách đổ về lên tới hàng vạn người, các ngả đường tắc cứng, bãi biển đông nghịt người.
Quy định đeo khẩu trang và không tập trung hơn 20 người gần như "phá sản".
Các địa chỉ du lịch khác như Vũng Tàu, Đà Lạt cũng đông khách, hàng quán mở cửa đón khách trở lại bình thường. Trong đầu mọi người, hình như không còn tồn tại hai chữ "COVID". Đây chính là điều rất nguy hiểm.
Chỉ cần một người trong đám đông đó bị nhiễm bệnh, thì coi như công sức phòng chống dịch mấy tháng qua đổ sông đổ biển. Chính lúc người dân coi thường nhất, chủ quan nhất, là lúc dịch bùng phát.
Thử nhìn lại mấy tháng dịch bệnh vừa qua, Việt Nam kiểm soát tốt là vì không chủ quan, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", khoanh vùng, cách ly, dập dịch quyết liệt.
Còn các nước dịch bùng phát mạnh, ca bệnh nhiều và tử vong cao là do chủ quan, người dân không chấp hành các quy định về phòng chống dịch của chính quyền.
Vậy thì, liệu chúng ta có quá chủ quan khi mới qua 16 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng, tính đến ngày 2.5. Với loại virus nguy hiểm này, với những ca đã âm tính trở lại dương tính, thì không ai dám chắc 16 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng là an toàn tuyệt đối.
Truyền thông về năng lực dập dịch tốt của Việt Nam cũng cần thiết, nhưng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lơ là "khinh địch". Coi chừng “địch” sẽ phản công bất ngờ.
Thành quả phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam phải được giữ vững, vấn đề không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, mà là sức khỏe và "sự sống" của nền kinh tế.

Hãy hình dung, nếu để một vài ổ dịch bùng phát, phải tập trung khoanh vùng, cách ly, phải tốn sức người sức của để dập dịch, phải tạm dừng các hoạt động đi lại, kinh doanh, thì sẽ nguy hiểm cho nền kinh tế như thế nào.
Nếu để dịch phản công, thì đó là đòn bồi vào một cơ thể đã kiệt sức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.
Hãy đề cao cách giác, thận trọng trong mọi hoạt động, chấp hành các quy định về phòng dịch cho đến khi chính thức tuyên bố không còn dịch COVID-19 trên toàn quốc.
Chúng ta phải phòng thủ trước dịch bệnh thật chắc chắn, khi đó mới có thể phản công trên mặt trận kinh tế.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Vì sao phải đến ngày 30-4-1975 Việt Nam mới có được sự thống nhất đất nước (kỳ cuối)

3- Lần thứ ba: Xé bỏ Hiệp định Paris 1973 để trở thành “những kẻ ăn mày nơi đất khách”.
Sau 13 năm kiên trì kháng chiến, tháng 10-1968, những người Việt Nam yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán hòa bình ở Hội nghị Paris. Thế giới gọi đây là một cuộc đàm phán marathon vì hòa bình kéo dài nhất lịch sử các cuộc chiến tranh qua gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, hơn 500 buổi họp báo và gần 1.000 cuộc phỏng vấn.
Sau gần 5 năm liên trì vừa đánh, vừa đàm, lẽ ra Hiệp định Paris đã được ký kết vào tháng 10-1972 và chiến tranh đã không thể kéo dài thêm nữa. Tuy nhiên, chính tập đoàn Việt gian phản động bán nước ở miền Nam Việt Nam do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu đã bác bỏ hầu hết các thỏa thuận đã đạt được giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cùng lập trường với phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) với phái đoàn Mỹ và tự ý bỏ rời bỏ bàn đàm phán. Hành động bỉ ổi này của chính quyền ngụy Sài Gòn là một trong các nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến việc tổng thống Mỹ Richard Nixon mở cuộc ném bom chiến lược bằng máy bay B-52 xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương ở miền Bắc, giết chết hàng nghìn dân thường, làm bị thương hàng nghìn người khác, đồng thời “tống” thêm 49 phi công Mỹ vào trại giam Hỏa Lò và cũng làm cho 43 phi công Mỹ khác mất mạng. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số điểm dân cư khác bị tàn phá nghiêm trọng.
Điều này chứng tỏ ngay khi đế quốc Mỹ buộc phải giảm dần sự dính líu vào Việt nam bằng quân sự và rút quân Mỹ về nước nhưng tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn vẫn tiếp tục bán nước tới cùng bằng cách phá hoại một Hiệp định hòa bình cho Việt Nam ngay từ khi nó còn chưa được ký kết. Và chỉ đến khi người Mỹ không còn chịu đựng nổi sự ngoan cố của chính quyền ngụy Sài Gòn và chính tổng thống Mỹ buộc phải đe dọa rằng: “Sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó (ám chỉ Nguyễn Văn Thiệu) không chịu chấp thuận”; thì Thiệu mới chịu chỉ thị cho tổng trưởng ngoại giao Trần Văn Lắm quay lại Paris để ký kết hiệp định.
Nhưng đây là chính là lần thứ ba và là lần cuối cùng, tập đoàn Việt gian phản động bán nước ở Sài Gòn quay lưng lại với hòa hợp dân tộc. Bất chấp việc Hiệp định Paris 1073 đã quy định rất rõ tiến trình thực hiện hòa hợp dân tộc ở Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử tự do ở hai miền sau chiến tranh dưới sự giám sát quốc tế, Nguyễn Văn Thiệu vẫn ngang ngược tuyên bố:
“Quốc tế bây giờ nói ông Thiệu không thi hành Hiệp định Ba Lê... A lê quốc tế dẹp ! Chuyện này không phải của mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì, Hiệp định Ba Lê này mấy ông có đọc chưa, mấy ông thuộc bằng tôi không, mấy ông xen cái lỗ mũi vô trong chuyện của tôi... Ôi đồ ba cái thứ là hội quốc tế này, quốc tế kia đánh điện, tôi xé tôi vứt vào giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc cũng chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình... Đừng nói giải pháp chính trị, giải pháp chính trị rồi đưa tới Cộng sản... Cái hòa bình number one đó là chết, là ở yên trong lòng đất, là cái hòa bình số 1; cái hòa bình thứ 2 là hòa bình dưới chế độ Cộng sản... Hễ nó (quân giải phóng) giỏi nó thắng mình chịu. Mình thắng nó phải chịu. Không có cái chánh phủ liên hiệp tiên quyết... Đi lại chính phủ liên hiệp tiên quyết bây giờ như mấy cha mà đi cổ vũ đó, nói chính phủ liên hiệp, chính phủ liên hiệp thì là trở lại những chuyện mà mình đã đấu tranh mấy năm trời để tránh nó ở trong cái bản hiệp định... Sẽ không có tổng tuyển cử, sẽ không có chính phủ liên hiệp, sẽ không có phân chia vùng kiểm soát, sẽ không có lực lượng thứ ba và không có một Chính phủ Cách mạng lâm thời nào”.
Cấp dưới của Nguyễn Văn Thiệu cũng ra sức phá hoại việc thi hành Hiệp định Paris. Bất chấp Điều 4 của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và về hoạt động các Ban liên hợp quân sự hai bên và bốn bên, mặc dù Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhiều lần đề nghị nhưng tập đoàn Việt gian bán mước ở Sài Gòn vẫn cự tuyệt. Ngày 19-2-1973, Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền ngụy Sài Gòn đã ban hành Công văn số 437/PThT/BĐPT/KH ra lệnh: “Tuyệt đối không có việc tự động bắt tay giữa các chỉ huy trưởng đơn vị các cấp của ta (Quân đội ngụy Sài Gòn) với địch (Quân giải phóng) để chia khu vực và để cho địch tự do di chuyển”.
Không chỉ có vậy . Ngày 31-1-1973, đoàn đại biểu quân sự của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà là trưởng đoàn chuẩn bị ra sân bay Thiện Ngôn (Tây Ninh) để vào Trại Davis hoạt động trong khuôn khổ Ban Liên hợp quân sự 4 bên giám sát thi hành Hiệp định Paris. Thay vì phải đưa máy bay trực thăng đến đón đoàn theo thỏa thuận, không quân ngụy Sài Gòn đã huy động hàng chục lượt máy bay cường kích A-37 và AD-5 ném bom sân bay Thiện Ngôn hòng ám sát Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các cán bộ trong đoàn. Tuy nhiên, đoàn đại biểu Quân giải phóng đã thoát hiểm vì tướng Trần Văn Trà yêu cầu lùi thời gian xuất phát khoảng 1 giờ.
Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cực lực phản đối hành động bất tín bỉ ỏi này. Chính quyền ngụy sài Gòn phải xin lỗi vì… “nhầm lẫn” và cho máy bay trực thăng tới đoán đoàn ở sân bay Lộc Ninh vào hôm sau.
Ngay từ khi Hiệp định Paris được ký kết, tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu đã xây dựng các gọi là “Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt” cho các năm 1973. Cuối năm 1973, Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành “Kế hoạch quân sự 4 năm (1974-1978), trong đó nêu rõ: “Phải iêu diệt tận gốc hạ tầng cơ sở của địch (tức Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở nông thôn… Tăng cường cho lực lượng lục quân có quân sơ 14.000 người cho 1 sư đoàn gồm biệt động quân, nhảy dù, thủy quân lục chiến…”. Bộ Quốc phòng ngụy Sài Gòn ra chỉ thị “gọi nhập ngũ hạng tuổi thuộc thành phần học sinh, duy trì quân số ở mức 1.100.000 quân”
Sát trước khi buộc phải ký Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu tuyên bố sẽ “tràn ngập lãnh thổ”. Ngay trong đêm ký Hiệp định, quân đọi ngụy Sài Gòn đã tổ chức 74 cuộc tấn công, trong đó có 44 cuộc ở Trị Thiên-Huế, 10 cuộc ở Tây Nguyên và 20 cuộc ở Đông Nam Bộ. Trong suốt 2 năm 1973 và 1974, quân đội ngụy Sài Gòn đã mở hơn 12.000 cuộc tấn công quân sự lớn vào các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam và chủ động gây ra hơn 67.000 vụ nổ súng khiêu khích khác. Ngày 11-6-1973, Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Quốc hội Mỹ đã báo cáo Tiểu ban Quân vụ Thượng nghị viện Mỹ rằng chỉ riêng tại các tỉnh từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, kể từ ngày Hiệp định Paris có hiệu lực, quân đội ngụy Sài Gòn đã nã sang các vùng giải phóng 31.000 quả đạn pháo mỗi ngày, tương đương với số đạn pháo trung bình mà nước Mỹ sản xuất trong một ngày.
Ngày 14-7-1973, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố chính sách 4 không đi ngược lại hoàn toàn những điều khoản đã được thỏa thuận ở Hiệp định Paris: “Không thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam; không chấp nhận chính phủ liên hiệp ba thành phần dưới bất kỳ hình thức nào; không trung lập hóa những người thân Cộng sản ở miền Nam Việt Nam’ không cho Cộng sản tồn tại ở bất kỳ một vùng đất nào”. Trước đó, ngày 28-6-1973, tại phiên họp thứ 14 của Hội nghị tham vấn thực thi Hiệp định Hòa bình Paris giữa các bên ở miền Nam diễn ra tại La Celle-Saint-Cloud, Pháp, Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch cái gọi là Hạ nghị viện Sài Gòn, một trong những kẻ theo đuôi và ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu nhất đã tuyên bố trắng trợn rằng: “Không có cái gọi là hòa hợp dân tộc và hòa giải dân tộc”.
Tháng 10-1973, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố đặt các tổ chức chính trị trung lập vì hòa bình ở miền Nam Việt Nam (thường gọi là “lực lượng thứ ba”) ra ngoài vòng pháp luật. Thiệu còn trắng trợn tuyên bố rằng những người thuộc “lực lượng thứ ba” là tay sai của Cộng sản, do Cộng sản giật dây và “không thể được phép sống thêm dù chỉ 5 phút”. Trong 2 năm 1973 và 1973, cơ quan Cảnh sát đặc biệt của chính quyền ngụy Sài Gòn đã tiến hành hơn 160.000 vụ đàn áp, bắt bớ, bắt cả trẻ em 6 tuổi thậm chí 2 tuổi vào trại tập trung được gọi dưới cái tên mỹ miều là “Khu trù mật” nhưng thực chất là một thứ “Ấp chiến lược” dưới thời Ngô Đình Diệm.
Ngày 8-4-1973, trả lời phỏng vấn của Kênh truyền hình Face the Nation, Thiệu tuyên bố: “Không có tù nhân chính trị nào ở miền Nam Việt Nam, chỉ có những tội phạm là Cộng sản hoặc tội phạm khác…” Từ tháng 1-1974, Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt kế hoạch cưỡng bức di cư 660.000 dân ở các địa phương đến khu vực quanh Sài Gòn hòng lợi dụng họ làm “lá chắn sống”.
Trong khi đó thì cả những người Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì vận động hòa bình cho việc thi hành Hiệp định Paris mặc dù phải cương quyết giáng trả các đòn tấn công quân sự của quân đội ngụy Sài Gòn. Những người Cộng sản Việt nam luôn muốn đối thoại để “tạo cơ hội cho hòa bình” và không muốn tái diễn chiến tranh quân sự. Cả Việt Nam Dân chủ Cộng hò và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm Lực lượng thứ ba trong việc đem lại hòa giải và thành lập “một chính phủ hòa hợp dân tộc” như thỏa thuận trong Hiệp định Paris.
Cho tới tận cuối năm 1974, khi chiosnhq uyền Việt gian bán nước của Nguyễn Văn Thiệu đã hầu như mất hết uy tín quốc tế cũng như bị đa số nhân dân miền Nam lên án thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giành cho ngụy quyền Sài Gòn một cơ hội cuối cùng để cứu vạn hòa bình. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Jean Lacoutoure tháng 10- 1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc tại miền Nam là chìa khóa cho hòa bình. Và lực lượng thứ ba là một phần không thể thiếu trong giải pháp này. Vì chính trị là nghệ thuật của điều có thể nên chúng ta phải kết luận rằng mô hình này là cách duy nhất dẫn tới hòa bình”.
Thế nhưng, những đề nghị đối thoại hòa bình của những người Cộng sản Việt Nam vẫn bị chính quyền Việt gian của Nguyễn Văn Thiệu đáp lại bằng các cuộc ném bom, nã đạn pháo và các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng cũng như các cuộc đàn áp dã man đối với các lực lượng trung lập vì hòa bình ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu đặc biệt thù ghét đồi với “Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống”, “Phong trào nhân dân vì quyền tự quyết” và “Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình” và đã ra lệnh cho lực lượng Cảnh sát đặc biệt Sài Gòn tiến hành hơn 7.200 vụ đàn áp, bắt bớ đối với các thành viên của ba tổ chức này.
Nhà sử học Gabriel Kolko, tác giả cuốn “Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience” (Giải phẫu một cuộc chiến tranh) đã nhận xét:
“Những vũ khí mới mà người Mỹ cấp cho ông Thiệu không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông ta có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông ta thua trận. Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc… Và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tiếp tục với quy mô tổng lực mà không có sự tham gia của lực lượng Mỹ. Với việc Quân đội Sài gòn bắn một số lượng đạn lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản, ông Thiệu tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông ta hoàn toàn giành chiến thắng. Nhưng ông ta đã rất sai lầm với kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông ta tan rã hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975”.

4- Các ông chẳng có gì để bàn giao cả.
Và cái gì đến ắt sẽ đến. Đây là lần thứ ba và là lần cuối cùng, những người Cộng sản Việt Nam đã chìa bàn tay đối thoại và hòa hợp đối với các thế lực Việt gian bán nước lẽ ra phải bị trừng trị từ lâu nếu chúng không được ngoại bang yểm trợ. Nhưng đáp lại những đề nghị ấy lại là sự cự tuyệt.
Vì vậy, toàn thể dân tộc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp cuối cùng, giải pháp quân sự à tiến hành chiến dịch cuối cùng trong lịch sử chiến đấu 30 năm ròng rã để giành lấy hòa bình, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất Tổ quốc để loại trừ những thế lực phản động đã chà đạp lên những thỏa thuận hòa bình đã được quốc tế công nhận và bảo trợ; đã đàn áp những lực lượng hòa bình, dân chủ trong nước; đã chống lại xu thế hòa bình của nhân loại; đã chống lại quyền độc lập, tự quyết của dân tộc; đã chống lại ước vọng thống nhất Tổ Quốc của toàn dân và âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước Việt Nam.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, các chiến sĩ của Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm lĩnh Dinh Độc lập, dinh lũy cuối cùng của các thế lực Việt gian bán nước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó trung đoàn truwrng dẫn các chiến sĩ của mình ập vào phòng họp. Toàn bộ cái gọi là Chính phủ Việt nam Cộng hòa đều có mặt tại đây. Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của cái gọi là Việt Nam Cộng hòa còn cố vớt vát chút sĩ diện:
- Chúng tôi chờ quân cách mạng đến để bàn giao chính quyền.
Đại úy Phạm Xuân Thệ trả lời:
- Các ông chẳng có gì để bàn giao cả ! Các ông phải đầu hàng vô điều kiện !
Đúng ! Những kẻ bán nước khi đã bị những người yêu nước đánh bại thì còn có cái gì để mà bàn giao đây ?
Ba lần những người Cộng sản Việt Nam đề nghị đối thoại hòa bình để thực hiện hòa hợp dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cả ba lần, họ đều bị phản bội. Cả ba lần ấy, họ đều bị những thế lực Việt gian phản động thù địch vì quyền lợi ích kỷ của chúng và dựa vào sự yểm trợ của đế quốc ngoại bang để mưu đồ tiêu diệt họ.
Và vì ba lần quay lưng lại với hòa bình và độc lập dân tộc của những kẻ cam tâm bán nước ấy mà chiến tranh đã lấy đi sinh mạng của hơn 3 triệu người Việt Nam, hàng triệu ngôi nhà bị tàn phá; hàng trăm nghìn ha đất đai bị bom đạn cày xới và ô nhiễm chất độc hóa học; hàng triệu người Việt Nam bị tàn phế bởi chiến tranh, hàng chục vạn trẻ mồ côi, hàng nghìn nhà máy bị phá hủy .v.v… Tội ác đó là không thể đo đếm hết được. Vì thế, sự diệt vong của các thế lực Việt gian ấy là thực sự đích đáng, không còn gì để bàn cãi và níu kéo.
Một sự thất tín thì vạn sự chẳng tin. Nhưng đối với những kẻ cam tâm bán nước thì đã là quá tam ba bận rồi. Còn nói chi đến chuyện hòa hợp với hòa giải gì nữa đây ?

Vì sao phải đến ngày 30-4-1975 Việt Nam mới có được sự thống nhất đất nước (kỳ 2)

2- Lần thứ hai: Dã tâm chia cắt Việt Nam, lập quốc gia riêng.
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của Quân và Dân Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Tại điểm 6, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve về lập lại hòa bình ở Đông Dương do đại các bên tham gia hội nghị ký kết (gồm Campuchia, Quốc gia Việt Nam, Mỹ, Pháp, Lào, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa Nhân dân trung Hoa, Anh và Liên Xô) đã khẳng định: “Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự, và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ”.
Điểm 7, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị cũng chỉ rõ: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện lên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.”
Tuy nhiên, các thế lực phản động từng bám gót thực dân Pháp chống lại nền độc lập của dân tộc đã đánh hơi thấy động thái “thay chân Pháp” thống trị Đông Dương của đến quốc Mỹ. Đặc biệt là sau khi Mỹ đưa tên bù nhìn Ngô Đình Diệm được CIA huấn luyện tại Mỹ về Việt Nam rồi buộc quốc trưởng Bảo Đại phải chỉ định y làm Thủ tướng của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, các thế lực Việt gian bán nước thân Pháp đã ngay lập tức “đổi chủ”, lấy đế quốc Mỹ làm “quan thầy” mới.
Trong suốt hơn 1 năm từ tháng 8-1954 đến tháng 10-1955, Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa một mặt kiên trì thực hiện nghiêm chỉnh việc tập kết quân đội và cán bộ của mình ra phía Bắc vĩ tuyến 17, một mặt kêu gọi nhà đương cục miền Nam hội đàm, hợp tác bàn việc Tổng tuyển cử thống nhất ở hai miền. Nhưng các hành đọng kêu gọi hợp tác ấy đã vấp phải sự cự tuyệt từ phía chính quyền Ngô Đình Diệm được đế quốc Mỹ bảo trợ.
Tháng 8-1955, Ngô Đình Diệm công khai tuyên bố bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo tinh thần bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve 1954, Ngày 23-10-1955, với sự bảo trợ của đế quốc Mỹ, Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, thay thế cựu hoàng Bảo Đại lên làm Quốc trưởng. Cuộc trưng cầu này đã bị các báo chí ở Sài Gòn và quốc tế tố cáo là là gian lận khi ở khu vực Sài Gòn-Gia Định, Ngô Đình Diệm thu được tới 605.025 phiếu bầu cho mình trong khi tại đây chỉ có hơn 450.000 người đăng ký đi bầu.
Nhưng còn hơn thế, đây là một hành động pha shoajiu nghiêm trọng Hiệp định Geneve về châm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với các hành động này, các thế lực Việt gian phản động đã chấp nhận bắt tay với các thế lực đế quốc để chia cắt đấy nước, từ chối bàn tay đề nghị hợp tác, đối thoại của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Những kẻ phá hoại Hiệp định Geneve 1954, bao gồm cả đế quốc ỹ và ngụy quyền Sài Gòn đều thừa biết rằng nếu cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước được tổ chức, Ngô Đình Diệm và phe lũ trước đây thờ Pháp, nay quay sang bợ Mỹ sẽ không bao giờ thu được tới 20% số phiếu bàu. Bởi đại đa số người dân Việt Nam đã trải qua những năm chịu ách áp bức của thực dân Pháp, trải qua cuộc Cách mạng tháng Tám giải phóng nước Việt nam khỏi xiềng xích nô lệ, trải qua cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp để biết rõ đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, đâu là những con người vì dân, vì nước, đâu là giặc.
Và sự phản bội lại hòa bình, phản bội lại dân tộc của tập đoàn phản động bán nước ngụy Sài Gòn (dù được dán cái mác “Việt nam Cộng hòa” mỹ miều) thực chất là sự tiếp tay cho đế quốc Mỹ thổi bùng ngọn lửa chiến tranh giết người ở Việt Nam rực cháy to hơn gấp nhiều lần “Chiến tranh Đông Dương” trước đó trong 20 năm nữa, làm chết gần 5 triệu người, thiêu đốt hàng vạn làng mạc. Đó là những tội ác bán nước cầu vinh mà “trời không thể dung, đất không thể tha”.

Vì sao phải đến ngày 30-4-1975 Việt Nam mới có được sự thống nhất đất nước (kỳ 1)

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến nay, chỉ có chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể duy nhất do toàn dân Việt Nam xây dựng lên. Chính thể ấy là kết quả của cuộc cách mạng toàn dân tộc lật đổ ách thống trị của thực dân, đế quốc và bè lũ Việt gian tay sai của chúng.
Chính thể ấy ra đời từ một cuộc cách mạng giải phóng giống như Cách mạng Mỹ 1776, Cách mạng Pháp 1789, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 chứ không phải nhờ đến một thế lực ngoại bang nào ban cho nền độc lập, tự chủ hay một thế lực “bề trên” ban cho tự do, dân chủ, bình đẳng… Và chính thể ấy luôn hàng động vì quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt Nam chứ không vì bất cứ một cá nhân nào, phe phái nào.
Còn những chính thể khác trên lãnh thổ Việt Nam sau năm 1945 đều được nước ngoài tạo dựng và giật dây để phục vụ cho lợi ích của đế quốc, thực dân, của ngoại bang xâm lược. Có thể kể ra đây Quốc gia Việt nam (do Pháp dựng lên năm 1949), Việt Nam Cộng hòa (do Mỹ dựng lên năm 1955) cho đến các chính phủ bù nhìn lưu vong mà mới đây nhất có cái gọi là “Chính phủ lâm thời đệ tam Việt Nam cộng hòa” do Đào Minh Quân cầm đầu ở Mỹ được CIA dựng lên và là một tổ chức khủng bố.
Ngày thống nhất non sông 30-4-1975 đã khẳng định một điều: Không có chuyện miền Bắc chiến thắng miền Nam mà chỉ có chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Bởi vì đã từ năm 1945 và từ rất lâu trước đó, “Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Thế nhưng có một bộ phận người Việt Nam lại không học được chân lý ấy. Có những kẻ học theo cách hành xử của các “quân tử Tàu”, thích cát cứ phong kiến, thích làm vua một vùng, thích… đủ thứ ! Có những kẻ học đòi phong cách lãng tử Pháp đem sở thích cá nhân đặt lên trên sự bình đẳng về quyền lợi của đồng loại. Và cũng có cả những kẻ học đòi thói “cowboy” Bắc Mỹ và cho đó là thứ tự do nhất trần đời, tự do bắn giết, tự do làm đĩ và tự do xâm phạm quyền tự do của người khác, của dân tộc khác.
Chính vì thói vọng ngoại đế dị hợm như vậy mà trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, những kẻ “chống Cộng đến cùng” đã có ít nhất ba lần quay lưng lại với cơ hội thống nhất đất nước và hòa hợp dân tộc. Chúng đã bất chấp việc những người Cộng sản Việt Nam đã chìa bàn tay đề nghị hợp tác, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung của cả dân tộc là độc lập, tự do, hòa bình, hạnh phúc để phục vụ ngoại bang, vứt bỏ quyền lợi của nhân dân chỉ vì bản thân chúng.
1- Lần thứ nhất: Nói đến chống Pháp, kẻ nào cũng to mồm nhưng đều vô dụng.
Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng sản Đông dương đứng ra tổ chức, hiệu triệu toàn dân Việt Nam vùng lên đánh cho Pháp chạy, đánh cho Nhật hàng để thành lập một chính quyền của riêng người Việt nam, đứng ra đó tiếp quân đồng minh vào giải giới quân Nhật bại trận. Ở thời điểm đó, nhiều quốc gia phải nhờ đến lực lượng quân sự hùng mạnh của các đồng minh chống phát xít như Liên Xô, Mỹ, Anh và cả Pháp nữa mới làm được điều đó. Còn người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thì đã đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Lẽ ra trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6-1-1945, những người Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có đủ uy tín và sức mạnh để có vị trí xứng đáng trong một chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên của đất nước. Thế nhưng những thế lực cơ hội chính trị bám gót ngoại bang đã núp bóng sức mạnh quân sự của ngoại bang để lớn tiếng đòi cho chúng có những vị trí trong Quốc hội mặc dù chúng không hề có một chút mảy may đóng góp vào cuộc Cách mạng Thánh Tám giành chính quyền về tay Nhân Nân Việt Nam.
Đó là Đại Việt quốc dân đảng (thường gọi là “đảng Đại Việt”) theo chủ thuyết “dân tộc sinh tồn”, hực chất là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi do Trương Tử Anh cầm đầu. Dưới sự bảo trợ của OSS (tiền thân của CIA), tổ chức này theo gót quân Anh-Pháp, mượn danh nghĩa giải giới quân phát xít Nhật vào chiếm đóng miền Nam Việt Nam (phía Nam vĩ tuyến 16). Đây là tổ chức chống Cộng phản động nhất ở Việt Nam khi đó và là mầm mống sinh ra quái thai “Chủ nghĩa quốc gia” của chính quyền ngụy Sài Gòn sau này.
Đó là Việt Nam cách mệnh đồng minh hội (thường gọi là “Việt cách”) cũng là một tổ chúc bám gót quân Quốc dân Đảng Trung Hoa do “thầy bói” Nguyễn Hải Thần (tên thật là Võ Hải Thu cùng các bí danh khác là “Nguyễn Cẩm Giang” và “Nguyễn Bá Tú”) cầm đầu. Đó là tổ chức cơ hội chính trị nhân Cách mạng tháng Tám thắng lợi để “tranh phần công lao” và chống đối cả Pháp lẫn Việt Minh như “Đảng Dân Xã” của Huỳnh Phú Sổ và Nguyễn Bảo Toàn (tức Nguyễn Hoàn Bích) cầm đầu ở Nam Bộ. Đó là Việt Nam Quốc dân đảng (thường gọi là “Việt Quốc”), vốn tập hợp những phần tử suy thoái chính trị sau khi khởi nghĩa Yên Bái bị thực dân Pháp đàn áp chạy sang Trung Quốc nương nhờ quân Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, nay theo quân Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân phát xít Nhật, phục vụ chính sách “Hoa quân nhập Việt” của Tưởng Giới Thạch.
Trong điều kiện chính quyền cách mạng còn dang trong thời kỳ “trứng nước” lại phải đối phó với giặc ngoài từ nhiều phía cũng như sự phân rã chính trị trong nội bộ đất nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất chỉ là để “không tham gia chính trường về danh nghĩa”, chỉ để lại “Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác” làm tổ chức hoạt động công khai trong khi Mặt trận Việt Minh vẫn thay mặt Đảng hoạt động công khai.
Mặt trân Việt Minh đã có một bước nhượng bộ rất lớn khi tuyên bó “nhường” cho Việt Quốc, Đại Việt và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử (được coi như đại biểu đương nhiên). Đó là lần đầu tiên, những người Cộng sản Việt nam chìa bàn tay hợp tác với các lực lượng đối lập sau Cách mạng Tháng Tám-1945 với niềm tin và hy vọng rằng các đối tác sẽ chung tay xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân để đấu tranh vì nền độc lập của Tổ Quốc.
Tuy nhiên, niềm tin ấy đã bị phản bội. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tái xâm lược Nam Bộ, các đối tác của Mặt trận Việt Mình đã không hề có một tiếng nói ủng hộ cuộc kháng chiến vừa bùng nổ mà chỉ nhăm nhăm lo cho quyền lợi của mình khi cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên sắp diễn ra. Và sau khi Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa vì muốn giảm bớt xung đột ở Nam Bộ, chọn con đường đàm phán để cứu vãn hòa bình bằng Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1945 thì cả Việt Quốc, Việt Cách lẫn Đại Việt đều lớn tiếng buộc tội Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “bán nước”; trong khi chúng không hề đóng góp một phần dù là hết sức nhỏ vào công cuộc gìn giữ nền độc lập bằng biện pháp ngoại giao.
Nguyễn Hải Thần đã từ bỏ công vụ và trốn sang trung Quốc. Cố vấn Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) cũng trốn tránh trách nhiệm và chọn cách tạm lưu vong ở Hồng Công (Trung Quốc). Ghê gớm hơn nữa, Trương Tử Anh cùng bè đảng Đại Việt còn móc nối với thực dân Pháp âm mưu dàn dựng một vụ ném lựu đạn vào lính Pháp duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp (14-7-1946) để quân Pháp lấy cớ làm cuộc “chính biến” lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bắt giam Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn bộ phái đoàn Việt Nam đang đàm phán ở Hội nghị Fontelnebleaut. Nếu không có sự quyết tâm của Phó Chủ tịch chính phủ Huỳnh Thúc Kháng, sự tinh tường của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp và sự mưu trí của các chiến sĩ an ninh Việt Nam khi phá vụ án Ôn Như Hầu ngày 12-7-1946 thì Cách mạng Việt Nam có lẽ đã diễn biến theo một chiều hướng bi đát hơn rất nhiều.
Sau vụ này, thực dân Pháp cũng lờ tịt đi chuyện “xin phép diễu binh”. Còn phía Việt Minh thì thừa hiểu tai sao lại như vậy. Và cũng là dễ hiểu khi Phan Huy Quát, một trong các “lãnh tụ có máu mặt” của Đại Việt quốc dân đảng đã công khai đứng về phía thực dân Pháp và năm 1949, y được giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền bù nhìn của Bảo Đại. Đến năm 1965, Phan Huy Quát còn làm Thủ tướng trong cái gọi là “Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa” ở Sài Gòn sau khi Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đế quốc Mỹ “thí ngựa giữa dòng”.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là đây là lần đầu tiên, các thế lực cơ hội chính trị đội lốt chủ nghĩa dân tộc đã chối bỏ sự hợp tác với những người Cộng sản Việt nam để bảo vệ nền độc lập mà Dân tộc Việt Nam phải tốn biết bao xương máy sau gần 100 năm mới giành lại được. Sự ích kỷ hẹp hòi của họ đã đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, quay lưng lại với đồng bào mình để bắt tay với đế quốc thực dân, mong cầu một quyền lợi ích kỷ cho bản thân và nhóm cơ hội chính trị của mình.