Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

1 triệu và 58 ngàn - Mỹ có thất bại ở Việt Nam không?

Mỹ có thất bại ở Việt Nam không? - Không, Bắc Việt bị thiệt hại gần 1 triệu lính, trên 3 triệu thương binh, hàng triệu dân thường Việt Nam đã ngã xuống hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh. Trong khi chỉ có trên 58 ngàn lính Mỹ chết, hơn 300 ngàn bị thương, về phía Đồng Minh thì có khoảng gần 8 ngàn lính chết, khoảng 20 ngàn bị thương. Mỹ rút quân vì chỉ không muốn vướng lầy thêm vào chiến tranh Việt Nam thôi, Mỹ chẳng được lợi lộc gì cả, Mỹ tôn trọng chủ quyền Việt Nam vì thế muốn để Bắc Việt và Nam Việt tự đập nhau, ai thắng thì có quyền thống nhất.
Và giờ, lại rất hay có kiểu xét lại, tẩy trắng kiểu như trên.
Giờ thế này, lên mạng tải ngay Liên Minh Huyền Thoại hay Dota2 về, nếu không có PC thì dùng mobile, tải ngay Liên Quân Mobile về rồi tập chơi đi. Chơi quen rồi ấy, hãy tự trả lời rằng, mục tiêu tối thượng nhất của hai phe trong game là gì? Đó không phải là việc hạ gục nhiều mạng hơn, ăn nhiều rồng hơn, đánh nhiều quái hơn, mà là việc đập tan nhà chính đối phương. 
Chứ đừng có cái kiểu, thua nhưng không chịu, giở giọng văn bẩn thế này: “Tao không thua, tao hạ gục nhiều mạng hơn” hoặc “Tao không thua, do chúng mày đập lén nhà chính trong lúc tao đang đẩy lính ở đường khác” hay “Tao không thua, do tao mất mạng phải thoát game thôi”.
"Khi bạn thua thì sẽ bạn nghĩ ra mọi lí do ngụy biện cho thất bại của mình"
Mỹ đến Việt Nam với mục tiêu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, trở thành một vùng tràn ngập lính Mỹ và đồng minh, chi phối Việt Nam như chi phối bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, Mỹ muốn biến Việt Nam thành nơi chiến đấu trực tiếp chống lại chủ nghĩa cộng sản và đưa Bắc Việt trở thành đối thủ - vốn là một trong cái nôi của chủ nghĩa cộng sản. Để làm những điều trên, VNCH được dưng lên, nhưng VNCH chỉ có phần xác, sống vất vưởng, lay lắt và phi chính nghĩa.
Và rồi, cuối cùng, người Mỹ đạt được điều gì? Chẳng điều gì cả.
Đó là thất bại quân sự quy mô lớn duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, cũng là lần duy nhất đến thời điểm này mà nước Mỹ phải rút quân và chưa từng tuyên bố “chiến thắng” - bị bắt kí hiệp định rút quân, phải chạy nhục nhã về nước mà còn tuyên bố chiến thắng thì có mà ngáo quyền lực à? Chưa kể đến, là mục tiêu biến Nam Việt Nam thành “vùng đệm” chiến lược như Hàn Quốc và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan rộng cũng chẳng thể đạt được vì Việt Nam đã thống nhất.
Chiến tranh tại Việt Nam có phải là nội chiến không? - Dĩ nhiên ra là không rồi.
Theo James Fearon - một học giả tại ĐH Stanford, nội chiến là một cuộc chiến tranh diễn ra giữa các thế lực trong cùng một quốc gia mà các phe nói chung ngôn ngữ, có chung nét văn hóa và nguồn gốc lịch sử. Các cuộc nội chiến này diễn ra để giải quyết các tranh chấp như chính trị, kinh tế, tôn giáo, chiếm đoạt lãnh thổ…
Quay lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam, thì người Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc… có nói chung ngôn ngữ với người Việt không? Có chung văn hóa với người Việt không? Lính Mỹ và đồng minh chết ở Việt Nam là do đi lạc, nhiễm HIV, lậu, giang mai hay bị nhiễm Covid-19? Nói Trịnh - Nguyễn phân tranh là nội chiến thì còn đúng, chứ nói cuộc chiến đến năm 1975 là nội chiến thì sai bét.
Cái cốt lõi nhất mà khiến cho chiến tranh tại Việt Nam không thể gọi là nội chiến là vì đây là cuộc chiến mà Bắc Việt không nhắm vào việc hủy diệt Nam Việt, vì cả Bắc Việt và Nam Việt đều là một phần của Việt Nam. Đây không phải là cuộc chiến “một mất một còn” mà là cuộc chiến thống nhất đất nước, ở đó, người Bắc và người Nam đều có chung một mục tiêu và chiến đấu vì một mục tiêu như vậy. Người Mỹ và đồng minh ngăn cản mục tiêu đó của người Việt ngay chính tại đất Việt, thiếp lập một chính quyền bù nhìn, vì thế, người Việt kháng chiến chống lại người Mỹ thôi.
Cuộc chiến tại Việt Nam chính là cuộc chiến giữa người Việt và người Mỹ, giữa tư tưởng thống nhất Tổ Quốc và mục tiêu biến Việt Nam thành thuộc địa hoặc “vùng đệm quân sự”. Chủ nghĩa cộng sản không phải hệ tư tưởng chính mà người Việt theo đuổi, đó chỉ là một hệ nền tảng tiền đề, kết hợp với văn hóa dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh, trở thành một thứ gọi là chủ nghĩa dân tộc.
Người miền Nam không cần giải phóng?
Từ bao giờ mà một đám nhóc chưa từng trải qua thời đó, chỉ xem một vài tấm ảnh retro phong cách cũ ở một vài quận trung tâm mà tổng diện tích chưa quá nổi 4 cây số vuông để đại diện cho toàn bộ miền Nam? Hay một lũ người, dám nhận là đại diện cho cả miền Nam, gáy to gáy mạnh, vơ toàn bộ miền Nam vào. Rồi còn được nghe kể rằng hồi xưa Sài Gòn đẹp lắm, vui lắm, giàu mạnh lắm, ai cũng có ô tô xe máy đi, rồi đám lính Bắc Việt “đu cọng đu đủ không gãy”.
Nếu người miền Nam không cần giải phóng, thì làm gì có Bến Tre, Củ Chi, Tây Ninh, làm gì có Tây Nguyên, làm gì có Mặt trân dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Hay nói một ví dụ đã được chứng minh tại bán đảo Triều Tiên, nếu một phe không muốn thống nhất - ở đây là Nam Triều Tiên, tức là Hàn Quốc ngày nay, thì sẽ công cuộc thống nhất sẽ không làm được. Thậm chí đến bây giờ, giới trẻ Hàn Quốc còn chẳng muốn thống nhất, cứ để vậy cũng được, trở thành hai quốc gia cũng được luôn.
Nếu người miền Nam không muốn giải phóng, thì giải thích hộ cái là tại sao ở miền Nam lại có số bà mẹ Việt Nam anh hùng (khoảng 30 ngàn mẹ) nhiều gấp đôi miền Bắc (khoảng 15 ngàn mẹ)? Giải thích tiếp nữa là tỉnh có nhiều liệt sĩ nhất là Quảng Nam với 65 ngàn liệt sĩ, hơn 11 ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng? Hay do Quảng Nam nằm ở xứ Bắc Kỳ?
Người Mỹ, rất thường xuyên làm phim về siêu anh hùng, rồi giải cứu thế giới, rồi chiến thắng này kia, nhưng toàn là những điều viển vông. Rồi nước Mỹ, thậm chí còn "nhồi" vào đầu óc những thế hệ mới đây, rằng Mỹ không thua, Mỹ chỉ "rút quân chiến thuật" thôi vì "Mỹ thương Việt Nam", vì người Việt chết nhiều quá...
Nếu nhiều người nghĩ thế, nguy hại sẽ đến khi làn sóng suy nghĩ này lan rộng đến nhiều người khác nữa, rồi một ngày không đẹp giời, Mỹ sẽ trở thành "kẻ thắng cuộc".
Nhìn về nước khác, thèm khát và bú mớm như hốc cốc trà sữa mấy chục ngàn, rồi nhìn về Tổ Quốc thì khó chịu, xét lại. Rồi nghĩ rằng lịch sử phải thế này, thế kia, phải trung thực, phải khách quan?
Đầu óc tầm thường, tư duy nô lệ thì sẽ nhìn lịch sử theo kiểu "đếm xác" và lấy mấy tấm ảnh màu làm tiêu chí, nhưng rất tiếc, lịch sử chỉ có kẻ thắng và người thua.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

MẠN ĐÀM VỀ CHỮ "NGỤY" VÀ "NGỤY QUYỀN”


Thực ra trong tút "Về tính chính danh của VNCH" tôi đã có nhiều cmt phân tích về chữ "ngụy" trong tiếng Hán và chữ "ngụy" trong chữ "ngụy quân", "ngụy quyền", anh em nào theo dõi đều đã có những hình dung về chữ này. Tút này là tút riêng phân tích chữ "ngụy" trong mối quan hệ với chữ "chính", "ngụy quyền" với "chính quyền".

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

HACKER BẮC VIỆT RA LỆNH MÁY BAY VÀ PHÁO BINH MỸ OANH KÍCH CĂN CỨ CỦA...HOA KỲ?!


Trong Kháng chiến chống Mỹ, đã không ít lần những kỹ sư, công binh kỹ thuật giỏi hay thậm chí chỉ là những chiến sĩ bình thường với suy nghĩ "giản đơn mà hiệu quả" còn dùng chính phương tiện của Mỹ để lừa máy bay và sở chỉ huy Mỹ, làm chúng lạc đích, thậm chí đánh vào nhau.
Hàng ngàn tấn bom đổi một chiếc cassette cũ: Từ năm 1968, Mỹ bắt đầu rải những vật thám báo (sensor) xuống tuyến đường vận tải Tây Bình Trị Thiên và Nam Lào. Ban đầu các đoàn vận tải không biết vì lý do gì mà cứ xe nổ máy, chiến sĩ gọi nhau lên đường là có ngay máy bay tới bắn phá, ẩn nấp xong, lên đường, thì máy bay lại tới.
Ban đầu, ban chỉ huy nghi rằng có thám báo. Cho ngừng hành quân để lùng sục khắp vùng. Vẫn tuyệt nhiên không bắt được một tên biệt kích nào. Nhưng những chiến sĩ đi lùng sục trong rừng lại tìm thấy rất nhiều vật lạ. Giới kỹ thuật nhạy bén "ngửi" ngay thấy chuyện gì đó: Có thể đó là những tên “thám báo” điện tử? Nghiên cứu kỹ, thấy quả đúng như vậy.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

CÁN BỘ BIẾT, NHƯNG DÂN KHÔNG PHẢI KHÔNG BIẾT.

Hôm qua, nghe Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói về công tác cán bộ trên VTV, hệt như cụ Cả đang mắng ai đấy. Mắng có phần gay gắt, quan sát thấy có lúc cụ bộc lộ cảm xúc, điều rất hiếm khi diễn ra.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Châu Phi vẫn là con bò sữa nuôi béo nước Pháp sau 60 năm được “trao trả độc lập”

Hãy Đọc Để Biết Giá Trị Vĩ Đại Của Cách Mạng Tháng Tám Và Quốc Khánh 2/9 Đem Lại Nền Độc Lập Thật Sự Cho Dân Tộc Việt Nam, So Với Nền Độc Lập “Được Pháp Trao Trả” Ở Châu Phi.
Bạn có biết rằng cho đến hôm nay nhiều nước châu Phi vẫn đang phải tiếp tục nộp thuế thuộc địa cho Pháp, mặc dù trên danh nghĩa họ đều đã là những quốc gia độc lập nhờ được Pháp “trao trả”?
Sékou Touré, lãnh đạo của đất nước Guinea, đã quyết định thoát khỏi chế độ thuộc địa của Pháp, tuyên bố quốc gia độc lập vào năm 1958. Giới tinh hoa Pháp ở Paris đã nổi cơn thịnh nộ và bằng những hành động giận dữ của chính quyền Pháp tại Guinea phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng của đất nước này, mà họ cho rằng là những công trình lợi ích do chính quyền thực dân Pháp mang lại cho dân bản xứ…

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

BIỂN ĐÔNG VÀ "CUỘC CHIẾN CÔNG HÀM"!


Đấu tranh pháp lý về Biển Đông tại Liên hợp quốc bắt nguồn từ việc Malaysia gửi lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Báo cáo ranh giới thềm lục địa mở rộng tại khu vực phía Bắc Biển Đông ngày 12/12/2019. Ngay trong ngày, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tới TTK LHQ phản bác Báo cáo này của Malaysia. Tại Công hàm này, Trung Quốc cho rằng: Trung Quốc có chủ quyền đối với bốn nhóm đảo là Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam), Trung Sa, Đông Sa (gọi chung là Nam Hải chư đảo); Trung Quốc có các vùng biển (nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) từ các nhóm thực thể và Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

BÓC TRẦN CHIÊU BÀI CỦA MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG


Hiện nay có một số người có tư tưởng Việt Nam nên dựa vào Mỹ để thoát Trung và ngược lại.
Xin ngắn gọn và nói rằng Việt Nam là quốc gia độc lập, có đường lối ngoại giao độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác, hay nói một cách khác, đỉnh cao “nghệ thuật” của ngoại giao Việt Nam được gói gọn trong cụm từ “đối tác – đối tượng”.
Trong “đối tác” có “đối tượng”, trong “đối tượng” ẩn chứa những mặt, những cơ hội, yếu tố có thể tận dụng, chuyển hóa thành “đối tác”.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Thế nào là học sinh “giỏi toàn diện”?

Mình thấy lạ, vì thực sự cái khái niệm này rất mơ hồ. Tại các trường ĐH, CĐ, các khối ngành đều dựa trên các nền tảng khoa học và bộ môn chuyên biệt, yêu cầu các yếu tố kiến thức, nền tảng, đam mê, yêu thích của học sinh, sinh viên phù hợp với ngành học đó. Ví dụ như muốn vào Nhân Văn Hà Nội chẳng hạn, học sinh cần có các khả năng về một số môn học thuộc khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa hay Giáo dục công dân.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Bảo hiểm y tế của Mỹ không dành cho người nghèo


(Theo chia sẻ của một người Việt sống ở Mỹ và đã có quốc tịch Mỹ)
1. Không như châu Âu, bảo hiểm y tế Mỹ là 100% tự nguyện
Và dù bạn làm giám đốc đi nữa thì công ty cũng không mua bảo hiểm cho bạn mà bạn phải tự mua cho mình.
2. Khi mua bảo hiểm thì có rất nhiều gói bảo hiểm giá khác nhau và mức độ cover cũng khác nhau, không phải mua gói bèo nhất mà mổ hay làm gì nó cũng thanh toán 100% cho bạn nhé, mua gói thấp thì rất nhiều loại thuốc hay xét nghiệm, mổ, bạn chỉ BẢO HIỂM trả theo % nhất định, có nhiều cái phải tự mua luôn đó.