Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Duy trì thượng tôn pháp luật trong mọi hoạt động hàng ngày của nhân dân


Sau khi thông tin về việc xử lý các đối tượng biểu tình, gây rối, phá hoại ở Bình Thuận, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh... vừa qua được công bố, đã xuất hiện những ý kiến lạc lõng, thiếu khách quan của một số đài, báo nước ngoài và các thế lực thù địch để biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật. Lố bịch hơn, họ còn đổi trắng thay đen, kêu gọi phải “trừng phạt Việt Nam vì đã đàn áp dã man những người biểu tình ôn hòa…”.
Việc xử lý bình thường và những ý kiến… không bình thường?

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam - Bức tường thép làm thất bại mọi âm mưu kêu gọi biểu tình, bạo loạn

Gần đây trên mạng xã hội, các thế lực thù địch và phản động kêu gọi "tổng biểu tình" toàn quốc dịp 2-9. Không chỉ lợi dụng mạng xã hội để hô hào, các thế lực này còn "tuyên bố" sẽ liên tiếp phát động biểu tình đến khi nào lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mới thôi.
Nhưng dù các thế lực thù địch có kêu gọi đến đâu, đưa ra những kịch bản gì thì với người dân Việt Nam yêu nước chân chính, đó chỉ là những chiêu trò phá hoại lố bịch sớm bị lên án, tẩy chay và thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Những kịch bản ảo tưởng, dối lừa

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, văn hóa trước sóng gió chống phá từ bên ngoài

Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, cả trước đây cũng như hiện nay, các thế lực thù địch luôn xác định tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa (TTVH) là một “mũi đột phá” và là một nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất. Trong cuốn sách “1999-chiến thắng không cần chiến tranh”, R.Nixon đã xác định: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất, toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu, nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng!".

“Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” - căn bệnh phải diệt tận gốc


Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” vốn là công việc rất khó khăn, phức tạp, vì nó liên quan tới vấn đề tư tưởng, biểu hiện âm thầm, gặm nhấm dần lòng tin, xói mòn dần phẩm chất đạo đức của cá nhân, tổ chức. Trong thực tế thì hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng liên quan cả gián tiếp và trực tiếp tới công tác xây dựng tổ chức, xây dựng con người, công tác cán bộ v.v..
Hơn nữa, khi thực hiện nhiệm vụ này rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của mỗi con người. Tuy khó nhưng không thể không làm, vì vấn đề này có liên quan đến sinh mệnh chính trị, uy tín của Đảng và sự tồn vong chế độ. Bởi thế, ngoài quan điểm tích cực và chủ động thì việc kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là rất quan trọng. Nếu không kiên quyết trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì việc thực hiện sẽ trở nên “nửa vời” và không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Cán bộ và công tác cán bộ phải là vấn đề cốt yếu của Đảng ta

Đã thành thói quen, cứ trước mỗi sự kiện lớn của đất nước, nhất là các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương là trên một số trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại đăng phát nhiều tin, bài xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong dịp Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc và bế mạc, những âm mưu và hành động chống phá ấy lại tái diễn.
Những giọng điệu xuyên tạc nguy hiểm
Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương tập trung bàn về công tác quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ Đại hội XIII và một số nội dung quan trọng khác. Lợi dụng những yếu kém, bất cập của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng gia tăng chống phá với những giọng điệu bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc nguy hiểm.
Chúng cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ thời gian qua là do sai lầm trong công tác cán bộ của Đảng. Trước việc Đảng ta kiên quyết, xử lý nghiêm minh các sai phạm của hàng loạt cán bộ từ Trung ương đến cơ sở thời gian qua, chúng bóp méo, xuyên tạc rằng đó chỉ là các "phe cánh triệt tiêu nhau". Chúng trắng trợn xuyên tạc rằng, bản chất công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch, làm theo kiểu “áo gấm đi đêm”, việc quy hoạch, sắp xếp cán bộ chỉ nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”, “lợi ích nhóm”... Đặc biệt, chúng triệt để lợi dụng, khoét sâu những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp tham nhũng, tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... để tung ra những bài viết mang tính chủ quan, phiến diện một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.
Nguy hiểm hơn, chúng cho rằng mục đích của quy hoạch cán bộ không vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhân dân mà chỉ là phục vụ "lợi ích nhóm", là bước chuẩn bị để các cán bộ đương chức “hạ cánh an toàn", chuẩn bị cho con em, "vây cánh" tiến thân... Từ đó chúng trắng trợn bịa đặt rằng, trong việc quy hoạch bố trí, sắp xếp cán bộ có sự "thương lượng", "thỏa hiệp" giữa các "phe cánh". Lại có kẻ lên mặt khuyên rằng: “Đảng tốt hay xấu, quan chức tốt hay xấu, người dân đều rõ cả. Do vậy, thay vì chống "luận điệu xuyên tạc"... thì Đảng nên tôn trọng các giá trị dân chủ-nhân quyền-pháp quyền và chứng minh Đảng trong sạch...”... Những giọng điệu thâm hiểm ấy ít nhiều đã tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng, lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng ta. Trước tình hình ấy, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nhận thức rõ vấn đề, từ đó đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc bịa đặt, sai trái của các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội.
Thực tiễn khẳng định rõ vai trò của cán bộ và công tác cán bộ
Đề cập về vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, trong nhiều bài viết, bài nói V.I.Lênin đã khẳng định, cách mạng muốn thành công thì phải coi trọng việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng. Thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh rõ điều ấy. Nói về vai trò của công tác cán bộ, V.I.Lênin cũng chỉ rất rõ: “Nhiệm vụ tổ chức của chúng ta chính là ở chỗ tìm ra những nhà lãnh đạo và những nhà tổ chức trong quần chúng nhân dân”(1)... Nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng của V.I.Lênin, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đề cập đến vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"(2). "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(3). Nói về vai trò của công tác tổ chức cán bộ, Người cũng chỉ rõ: “Tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng để có thể sử dụng tốt đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là điều kiện cơ bản cho bộ máy tổ chức Đảng và các cơ quan công quyền vận hành tốt, có hiệu quả và ít bệnh tật”(4). Quan điểm, tư tưởng ấy của Người luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng linh hoạt khi tiến hành công tác cán bộ. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, chứ không có chuyện "áo gấm đi đêm", “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ” hay vì “lợi ích nhóm”... như giọng điệu thâm hiểm mà các thế lực thù địch, phản động rêu rao. Nhờ đó mà Đảng ta đã xây dựng được đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, lớn mạnh. Cần khẳng định rõ rằng, đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước mặc dù số lượng không đông nhưng nhờ giáo dục, bồi dưỡng, tôi luyện được đội ngũ cán bộ có chất lượng, luôn vững vàng trước mọi gian khó, hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng, luôn đi tiên phong trên mọi mặt trận nên Đảng ta đã đoàn kết, động viên, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Sau giải phóng, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ của ta đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhờ phát huy tốt vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ mà Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sau 20 năm thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng ta đã có bước trưởng thành, phát triển cả về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, bắt nhịp tốt với xu thế hội nhập, có trình độ ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ tốt, đáp ứng kịp yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược vững vàng bản lĩnh chính trị, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân thực hiện. Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được tôi luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân...     
Không vì “con sâu làm rầu nồi canh” mà phủ nhận vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ
Đúng như đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 (khóa XII), bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ của ta đông nhưng chưa mạnh. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp... Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc cầm chừng, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ, nhất là cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật Đảng và xử lý theo pháp luật. Chỉ tính trong hai năm gần đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 59 cán bộ diện Trung ương quản lý, 13 cán bộ Ủy viên Trung ương và nguyên Ủy viên Trung ương; một Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm...
Công tác cán bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: Việc thực hiện một số nội dung có nơi còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất... Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không phải là người địa phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách phù hợp. Chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành có mặt còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ... Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình, còn tập trung nhiều ở cấp trên... Việc kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, còn nặng về kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn bị động, chưa theo kịp tình hình... Đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ...
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng những khuyết điểm, sai phạm của một số tập thể, cá nhân nói trên chỉ là cá biệt, là “con sâu làm rầu nồi canh”. Chúng ta không thể chỉ "thấy cây mà không thấy rừng", không thể lấy cái cá thể để suy diễn, quy chụp lên cái tổng thể. Không thể chủ quan, phiến diện dựa vào thiếu sót, khuyết điểm của một vài tập thể, cá nhân mà phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Có thể khẳng định rằng, sự trưởng thành, lớn mạnh của đội ngũ cán bộ những năm qua là nhân tố then chốt, quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong điều kiện mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ. Dư luận đồng tình với quan điểm của Đảng ta được thể hiện trong phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Phải coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”(5). Đặc biệt đối với việc chuẩn bị nhân sự cán bộ cho nhiệm kỳ tới, tại Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp tục chỉ đạo: “Trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực”.
Những giọng điệu tuyên truyền xuyên tạc về vai trò cán bộ và công tác cán bộ, nhất là nội dung Hội nghị Trung ương 9 là chiêu trò hết sức lố bịch, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đảng ta càng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thì các thế lực thù địch, phản động càng gia tăng sự xuyên tạc chống phá. Những kết quả đạt được, những bài học rút ra từ thực tiễn càng tiếp thêm ý chí, quyết tâm để chúng ta tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị; phát huy được trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong xây dựng đội ngũ cán bộ. Mặt khác, toàn xã hội cần đề cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch để kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Kẻ xấu phải xuống địa ngục

Trong niềm tin của những tôn giáo Đa thần hay Độc thần đều có nói đến Thiên đàng mà nhiều người cho rằng đó chỉ là “Cái bánh vẽ” để lừa gạt người ta…. Và có rất nhiều người lãnh đạo tôn giáo hoặc chức sắc tôn giáo sau khi chết được phong “Thánh” và theo niềm tin của họ thì những người được phong Thánh như thế đã được vào Thiên đàng sống đời đời an vui hạnh phúc ?!

Kinh tế Việt Nam khẳng định sự phát triển và ổn định trước những định kiến cổ hủ

Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam trong năm 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 rất tốt, thế nhưng một vài người núp dưới danh nghĩa "chuyên gia kinh tế" vẫn cố tình phủ nhận thành quả đó.
Họ cho rằng kinh tế Việt Nam không những không tăng trưởng mà đang trong đà suy thoái năm thứ 10 liên tiếp. Họ thổi phồng nguy cơ nợ xấu và cho rằng Việt Nam có thể sắp vỡ nợ; rằng nhà đầu tư nước ngoài đang tháo chạy; rằng đời sống người dân khổ cực... Những nhận định thiếu khách quan, thậm chí có dụng ý xấu đó không thể đánh lừa được dư luận.
Nền kinh tế đặc trưng của “con hổ châu Á”
Có thể thấy đây là nhận định hoàn toàn bịa đặt. Thực tế cho thấy, kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao của thế giới: Năm 2017 đạt 6,81%; quý I-2018 đạt 7,38% (cao nhất trong 10 năm qua). Điểm nổi bật là trong quý I-2018, cả 3 khu vực kinh tế đều tăng cao hơn cùng kỳ: Nông nghiệp được mùa, tăng 4,05% (cùng kỳ 2,08%); công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ 4,48%), trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh với mức 13,56%; dịch vụ tăng 6,7% (cùng kỳ 6,36%). Tổng cầu của nền kinh tế tiếp tục tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2018 tăng 9,8%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 8,5% (cùng kỳ tăng 7%). Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI-thể hiện sức mua của nền kinh tế) đạt 52,7 điểm, đứng trong nhóm đầu ASEAN. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang là nền kinh tế xuất siêu. Năm 2017, xuất siêu 2,9 tỷ USD; 4 tháng năm 2018 xuất siêu 3,39 tỷ USD.
Trong số báo cuối tháng 3, tờ Les Echos của Pháp có bài viết đánh giá về nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, ông Julien Marcilly, chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Tập đoàn tài chính Coface nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang có những đặc trưng thường thấy của một “con hổ châu Á”, như: Tăng trưởng mạnh ở mức hơn 6% được duy trì từ nhiều năm nay; đầu tư nước ngoài tương đương 6,2% GDP vào năm 2016; thị trường nội địa năng động nhờ vào hơn 90 triệu dân; cơ cấu kinh tế được đa dạng hóa và nâng cấp, không còn chỉ dừng ở ngành dệt may mà chuyển hướng sang lĩnh vực điện tử. Cùng chung nhận định trên, hãng tin Bloomberg đánh giá Việt Nam có thể sẽ trở thành công xưởng của thế giới tiếp theo ở châu Á. Điều này đang nhanh chóng trở thành sự thật bởi rất nhiều công ty công nghệ lớn của thế giới đang đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 17 tỷ USD, với các nhà máy sản xuất ra 1/3 sản lượng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Theo tờ The Economist, các nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn Việt Nam là một nền kinh tế tự do hóa đầy hấp dẫn.
Tài chính quốc gia ổn định, tích cực
Về nhận định cho rằng Việt Nam sắp vỡ nợ thì tình hình thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Các tổ chức quốc tế đều đang đánh giá cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Hãng tin Bloomberg đánh giá VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực châu Á.
Mới nhất, trung tuần tháng 5 này, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) vừa thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-” lên “BB” với triển vọng “ổn định”. Fitch Ratings cũng đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với mức tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay. Hãng xếp hạng này cũng nhận xét khả năng phòng, chống các cú sốc kinh tế từ bên ngoài của Việt Nam đã được cải thiện, thể hiện ở việc dự trữ ngoại hối tăng từ 37 tỷ USD cuối năm 2016 lên 49 tỷ USD năm 2017. Fitch Ratings dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm 2018, tương đương 3,1 tháng nhập nhẩu. Dòng vốn vào mạnh và khả năng tích lũy đã giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng tăng.
Theo đánh giá quốc tế, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Fitch Ratings cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện được cam kết duy trì mức nợ công và cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Tổ chức này ước tính, tổng nợ chính phủ của Việt Nam giảm về 52,4% GDP năm 2017 từ mức 53,4% năm 2016, trong khi nợ chính phủ bảo lãnh giảm về 9% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 10,3% cuối năm 2016. Nhờ đó, nợ công của Việt Nam giảm còn 61,4% GDP cuối năm 2017 từ mức 63,6% cuối năm 2016, và dưới mức trần 65% GDP. Theo ước tính của Fitch Ratings, nợ chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và về dưới mức 50% GDP vào năm 2019, nhờ nguồn thu từ chương trình cổ phần hóa.
Như vậy có thể thấy, "sức khỏe" tài chính công của Việt Nam đang khá tốt. So sánh với nền tài chính công của một số nước trên thế giới, ngay cả những nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, không ai không thấy được sự tích cực của nền tài chính công Việt Nam. Ví dụ hiện nay, Italy đang có khoản nợ công lên tới 132% GDP.
Ông Alwaleed Alatabani-chuyên gia tài chính của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định: Việt Nam đạt được lạm phát thấp và tăng trưởng GDP cao những năm gần đây là kết quả và minh chứng của việc điều hành chính sách tiền tệ mạnh mẽ, kiên định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành công trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và sự ổn định, bền vững. TS Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thì cho rằng: “Chúng ta có thể tin tưởng khẳng định rằng, gam màu sáng là chủ đạo trong bức tranh của hệ thống ngân hàng và tiền tệ Việt Nam”.
Thước đo sức mạnh của một nền kinh tế được thể hiện khá rõ trên thị trường chứng khoán. Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg thì Việt Nam đang trở thành thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất, có nhiều thương vụ IPO lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2017, các thương vụ IPO của Việt Nam tăng lên đến 6 tỷ USD. Bloomberg cho rằng, chứng khoán trên thị trường Việt Nam còn đắt hơn cả nhóm cổ phiếu công nghệ ở Thâm Quyến (Trung Quốc).
Đời sống của người dân dần được nâng cao
Về nhận định mức sống của người dân Việt Nam đi xuống thì thực tế không ai có thể tin nổi. Bởi theo WB, mức sống ở Việt Nam đang được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm và các tầng lớp tiêu dùng mới mở rộng nhanh chóng. Cụ thể, báo cáo "Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam" của WB cho thấy, số dân Việt Nam được phân loại là an toàn về kinh tế lên 70%, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu. Số người nghèo ở Việt Nam từ 18 triệu vào năm 2010 đã giảm xuống còn khoảng 9 triệu vào năm 2016. 72% người nghèo ở Việt Nam nằm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; WB dự báo người nghèo ở khu vực này sẽ tiếp tục giảm với chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp có giá trị cao để tăng thu nhập trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. 
Nghiên cứu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cũng cùng chung nhận định trên khi cho rằng, tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam. Theo đó, tầng lớp trung và thượng lưu với mức thu nhập từ 714USD/tháng trở lên ở Việt Nam tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014-2020. Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính, dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030.
Theo Solidiance-công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á, giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ ô tô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Nếu tính riêng quãng 2015-2016, Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ ô tô đạt tăng trưởng 36%, trong khi Indonesia chỉ tăng nhẹ 5%, Thái Lan giảm 4% và Malaysia giảm 13%. Có thể nói, nhu cầu mua ô tô mới là một biểu hiện rõ ràng của mức sống người dân đi lên.
Trong Báo cáo thịnh vượng 2017 (Wealth Report 2017) được Công ty Knight Frank công bố, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh hàng đầu thế giới. Theo báo cáo này, năm 2016, Việt Nam có 200 người siêu giàu (mỗi người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), tăng 32 người so với báo cáo năm trước đó và tăng 50 người so với năm 2014. Theo đó, tốc độ tăng người siêu giàu đạt 170%. Knight Frank dự báo, trong vòng một thập kỷ tới, Việt Nam sẽ có 540 người siêu giàu.
Tất cả những đánh giá tích cực, mang tính khách quan nêu trên của các cơ quan, tổ chức quốc tế, cũng như sự phấn khởi của người dân trước sự cải thiện thấy rõ của đời sống là những câu trả lời rõ ràng cho những nhận định thiếu thiện chí của một số cá nhân về nền kinh tế Việt Nam. Trong số này có những người luôn tỏ rõ thái độ hằn học với sự đi lên của kinh tế-xã hội, của đời sống nhân dân Việt Nam, của sức mạnh dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng những cố gắng câu kết với thế lực bên ngoài để bôi nhọ nền kinh tế-xã hội Việt Nam của họ là vô nghĩa bởi thực tế đã chứng minh tất cả.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

“Lầm tưởng” - thủ đoạn thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình”

Trong chiến lược "diễn biến hòa bình", chiêu thức thường được các thế lực thù địch tận dụng tối đa nhằm làm sụp đổ một quốc gia là tìm cách bôi nhọ chế độ xã hội hiện tại, thổi phồng những mặt trái của xã hội đó để gây tâm lý bất mãn rồi kích động sự phản kháng trong xã hội.
 Những vụ việc cụ thể, có tính cá biệt, những sai phạm của cá nhân, thường được nâng lên thành bản chất của chế độ xã hội. Đáng tiếc là vẫn có không ít người nhẹ dạ, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn, không tự phát hiện được sự thật đằng sau những luận điệu kích động đó, họ vô tình tự cướp đi bình yên của chính mình.
Ngộ nhận và bất mãn dễ bị kẻ xấu lợi dụng