Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Vì sao phải đến ngày 30-4-1975 Việt Nam mới có được sự thống nhất đất nước (kỳ cuối)

3- Lần thứ ba: Xé bỏ Hiệp định Paris 1973 để trở thành “những kẻ ăn mày nơi đất khách”.
Sau 13 năm kiên trì kháng chiến, tháng 10-1968, những người Việt Nam yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đám phán hòa bình ở Hội nghị Paris. Thế giới gọi đây là một cuộc đàm phán marathon vì hòa bình kéo dài nhất lịch sử các cuộc chiến tranh qua gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, hơn 500 buổi họp báo và gần 1.000 cuộc phỏng vấn.
Sau gần 5 năm liên trì vừa đánh, vừa đàm, lẽ ra Hiệp định Paris đã được ký kết vào tháng 10-1972 và chiến tranh đã không thể kéo dài thêm nữa. Tuy nhiên, chính tập đoàn Việt gian phản động bán nước ở miền Nam Việt Nam do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu đã bác bỏ hầu hết các thỏa thuận đã đạt được giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (cùng lập trường với phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) với phái đoàn Mỹ và tự ý bỏ rời bỏ bàn đàm phán. Hành động bỉ ổi này của chính quyền ngụy Sài Gòn là một trong các nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến việc tổng thống Mỹ Richard Nixon mở cuộc ném bom chiến lược bằng máy bay B-52 xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương ở miền Bắc, giết chết hàng nghìn dân thường, làm bị thương hàng nghìn người khác, đồng thời “tống” thêm 49 phi công Mỹ vào trại giam Hỏa Lò và cũng làm cho 43 phi công Mỹ khác mất mạng. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số điểm dân cư khác bị tàn phá nghiêm trọng.
Điều này chứng tỏ ngay khi đế quốc Mỹ buộc phải giảm dần sự dính líu vào Việt nam bằng quân sự và rút quân Mỹ về nước nhưng tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn vẫn tiếp tục bán nước tới cùng bằng cách phá hoại một Hiệp định hòa bình cho Việt Nam ngay từ khi nó còn chưa được ký kết. Và chỉ đến khi người Mỹ không còn chịu đựng nổi sự ngoan cố của chính quyền ngụy Sài Gòn và chính tổng thống Mỹ buộc phải đe dọa rằng: “Sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó (ám chỉ Nguyễn Văn Thiệu) không chịu chấp thuận”; thì Thiệu mới chịu chỉ thị cho tổng trưởng ngoại giao Trần Văn Lắm quay lại Paris để ký kết hiệp định.
Nhưng đây là chính là lần thứ ba và là lần cuối cùng, tập đoàn Việt gian phản động bán nước ở Sài Gòn quay lưng lại với hòa hợp dân tộc. Bất chấp việc Hiệp định Paris 1073 đã quy định rất rõ tiến trình thực hiện hòa hợp dân tộc ở Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử tự do ở hai miền sau chiến tranh dưới sự giám sát quốc tế, Nguyễn Văn Thiệu vẫn ngang ngược tuyên bố:
“Quốc tế bây giờ nói ông Thiệu không thi hành Hiệp định Ba Lê... A lê quốc tế dẹp ! Chuyện này không phải của mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì, Hiệp định Ba Lê này mấy ông có đọc chưa, mấy ông thuộc bằng tôi không, mấy ông xen cái lỗ mũi vô trong chuyện của tôi... Ôi đồ ba cái thứ là hội quốc tế này, quốc tế kia đánh điện, tôi xé tôi vứt vào giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc cũng chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình... Đừng nói giải pháp chính trị, giải pháp chính trị rồi đưa tới Cộng sản... Cái hòa bình number one đó là chết, là ở yên trong lòng đất, là cái hòa bình số 1; cái hòa bình thứ 2 là hòa bình dưới chế độ Cộng sản... Hễ nó (quân giải phóng) giỏi nó thắng mình chịu. Mình thắng nó phải chịu. Không có cái chánh phủ liên hiệp tiên quyết... Đi lại chính phủ liên hiệp tiên quyết bây giờ như mấy cha mà đi cổ vũ đó, nói chính phủ liên hiệp, chính phủ liên hiệp thì là trở lại những chuyện mà mình đã đấu tranh mấy năm trời để tránh nó ở trong cái bản hiệp định... Sẽ không có tổng tuyển cử, sẽ không có chính phủ liên hiệp, sẽ không có phân chia vùng kiểm soát, sẽ không có lực lượng thứ ba và không có một Chính phủ Cách mạng lâm thời nào”.
Cấp dưới của Nguyễn Văn Thiệu cũng ra sức phá hoại việc thi hành Hiệp định Paris. Bất chấp Điều 4 của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và về hoạt động các Ban liên hợp quân sự hai bên và bốn bên, mặc dù Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhiều lần đề nghị nhưng tập đoàn Việt gian bán mước ở Sài Gòn vẫn cự tuyệt. Ngày 19-2-1973, Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền ngụy Sài Gòn đã ban hành Công văn số 437/PThT/BĐPT/KH ra lệnh: “Tuyệt đối không có việc tự động bắt tay giữa các chỉ huy trưởng đơn vị các cấp của ta (Quân đội ngụy Sài Gòn) với địch (Quân giải phóng) để chia khu vực và để cho địch tự do di chuyển”.
Không chỉ có vậy . Ngày 31-1-1973, đoàn đại biểu quân sự của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam do Trung tướng Trần Văn Trà là trưởng đoàn chuẩn bị ra sân bay Thiện Ngôn (Tây Ninh) để vào Trại Davis hoạt động trong khuôn khổ Ban Liên hợp quân sự 4 bên giám sát thi hành Hiệp định Paris. Thay vì phải đưa máy bay trực thăng đến đón đoàn theo thỏa thuận, không quân ngụy Sài Gòn đã huy động hàng chục lượt máy bay cường kích A-37 và AD-5 ném bom sân bay Thiện Ngôn hòng ám sát Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các cán bộ trong đoàn. Tuy nhiên, đoàn đại biểu Quân giải phóng đã thoát hiểm vì tướng Trần Văn Trà yêu cầu lùi thời gian xuất phát khoảng 1 giờ.
Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cực lực phản đối hành động bất tín bỉ ỏi này. Chính quyền ngụy sài Gòn phải xin lỗi vì… “nhầm lẫn” và cho máy bay trực thăng tới đoán đoàn ở sân bay Lộc Ninh vào hôm sau.
Ngay từ khi Hiệp định Paris được ký kết, tập đoàn Việt gian bán nước ở Sài Gòn do Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu đã xây dựng các gọi là “Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt” cho các năm 1973. Cuối năm 1973, Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành “Kế hoạch quân sự 4 năm (1974-1978), trong đó nêu rõ: “Phải iêu diệt tận gốc hạ tầng cơ sở của địch (tức Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở nông thôn… Tăng cường cho lực lượng lục quân có quân sơ 14.000 người cho 1 sư đoàn gồm biệt động quân, nhảy dù, thủy quân lục chiến…”. Bộ Quốc phòng ngụy Sài Gòn ra chỉ thị “gọi nhập ngũ hạng tuổi thuộc thành phần học sinh, duy trì quân số ở mức 1.100.000 quân”
Sát trước khi buộc phải ký Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu tuyên bố sẽ “tràn ngập lãnh thổ”. Ngay trong đêm ký Hiệp định, quân đọi ngụy Sài Gòn đã tổ chức 74 cuộc tấn công, trong đó có 44 cuộc ở Trị Thiên-Huế, 10 cuộc ở Tây Nguyên và 20 cuộc ở Đông Nam Bộ. Trong suốt 2 năm 1973 và 1974, quân đội ngụy Sài Gòn đã mở hơn 12.000 cuộc tấn công quân sự lớn vào các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam và chủ động gây ra hơn 67.000 vụ nổ súng khiêu khích khác. Ngày 11-6-1973, Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Quốc hội Mỹ đã báo cáo Tiểu ban Quân vụ Thượng nghị viện Mỹ rằng chỉ riêng tại các tỉnh từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, kể từ ngày Hiệp định Paris có hiệu lực, quân đội ngụy Sài Gòn đã nã sang các vùng giải phóng 31.000 quả đạn pháo mỗi ngày, tương đương với số đạn pháo trung bình mà nước Mỹ sản xuất trong một ngày.
Ngày 14-7-1973, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố chính sách 4 không đi ngược lại hoàn toàn những điều khoản đã được thỏa thuận ở Hiệp định Paris: “Không thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam; không chấp nhận chính phủ liên hiệp ba thành phần dưới bất kỳ hình thức nào; không trung lập hóa những người thân Cộng sản ở miền Nam Việt Nam’ không cho Cộng sản tồn tại ở bất kỳ một vùng đất nào”. Trước đó, ngày 28-6-1973, tại phiên họp thứ 14 của Hội nghị tham vấn thực thi Hiệp định Hòa bình Paris giữa các bên ở miền Nam diễn ra tại La Celle-Saint-Cloud, Pháp, Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch cái gọi là Hạ nghị viện Sài Gòn, một trong những kẻ theo đuôi và ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu nhất đã tuyên bố trắng trợn rằng: “Không có cái gọi là hòa hợp dân tộc và hòa giải dân tộc”.
Tháng 10-1973, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố đặt các tổ chức chính trị trung lập vì hòa bình ở miền Nam Việt Nam (thường gọi là “lực lượng thứ ba”) ra ngoài vòng pháp luật. Thiệu còn trắng trợn tuyên bố rằng những người thuộc “lực lượng thứ ba” là tay sai của Cộng sản, do Cộng sản giật dây và “không thể được phép sống thêm dù chỉ 5 phút”. Trong 2 năm 1973 và 1973, cơ quan Cảnh sát đặc biệt của chính quyền ngụy Sài Gòn đã tiến hành hơn 160.000 vụ đàn áp, bắt bớ, bắt cả trẻ em 6 tuổi thậm chí 2 tuổi vào trại tập trung được gọi dưới cái tên mỹ miều là “Khu trù mật” nhưng thực chất là một thứ “Ấp chiến lược” dưới thời Ngô Đình Diệm.
Ngày 8-4-1973, trả lời phỏng vấn của Kênh truyền hình Face the Nation, Thiệu tuyên bố: “Không có tù nhân chính trị nào ở miền Nam Việt Nam, chỉ có những tội phạm là Cộng sản hoặc tội phạm khác…” Từ tháng 1-1974, Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt kế hoạch cưỡng bức di cư 660.000 dân ở các địa phương đến khu vực quanh Sài Gòn hòng lợi dụng họ làm “lá chắn sống”.
Trong khi đó thì cả những người Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì vận động hòa bình cho việc thi hành Hiệp định Paris mặc dù phải cương quyết giáng trả các đòn tấn công quân sự của quân đội ngụy Sài Gòn. Những người Cộng sản Việt nam luôn muốn đối thoại để “tạo cơ hội cho hòa bình” và không muốn tái diễn chiến tranh quân sự. Cả Việt Nam Dân chủ Cộng hò và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm Lực lượng thứ ba trong việc đem lại hòa giải và thành lập “một chính phủ hòa hợp dân tộc” như thỏa thuận trong Hiệp định Paris.
Cho tới tận cuối năm 1974, khi chiosnhq uyền Việt gian bán nước của Nguyễn Văn Thiệu đã hầu như mất hết uy tín quốc tế cũng như bị đa số nhân dân miền Nam lên án thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giành cho ngụy quyền Sài Gòn một cơ hội cuối cùng để cứu vạn hòa bình. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Jean Lacoutoure tháng 10- 1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Việc thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc tại miền Nam là chìa khóa cho hòa bình. Và lực lượng thứ ba là một phần không thể thiếu trong giải pháp này. Vì chính trị là nghệ thuật của điều có thể nên chúng ta phải kết luận rằng mô hình này là cách duy nhất dẫn tới hòa bình”.
Thế nhưng, những đề nghị đối thoại hòa bình của những người Cộng sản Việt Nam vẫn bị chính quyền Việt gian của Nguyễn Văn Thiệu đáp lại bằng các cuộc ném bom, nã đạn pháo và các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng cũng như các cuộc đàn áp dã man đối với các lực lượng trung lập vì hòa bình ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu đặc biệt thù ghét đồi với “Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống”, “Phong trào nhân dân vì quyền tự quyết” và “Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình” và đã ra lệnh cho lực lượng Cảnh sát đặc biệt Sài Gòn tiến hành hơn 7.200 vụ đàn áp, bắt bớ đối với các thành viên của ba tổ chức này.
Nhà sử học Gabriel Kolko, tác giả cuốn “Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience” (Giải phẫu một cuộc chiến tranh) đã nhận xét:
“Những vũ khí mới mà người Mỹ cấp cho ông Thiệu không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông ta có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông ta thua trận. Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc… Và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tiếp tục với quy mô tổng lực mà không có sự tham gia của lực lượng Mỹ. Với việc Quân đội Sài gòn bắn một số lượng đạn lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản, ông Thiệu tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông ta hoàn toàn giành chiến thắng. Nhưng ông ta đã rất sai lầm với kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông ta tan rã hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975”.

4- Các ông chẳng có gì để bàn giao cả.
Và cái gì đến ắt sẽ đến. Đây là lần thứ ba và là lần cuối cùng, những người Cộng sản Việt Nam đã chìa bàn tay đối thoại và hòa hợp đối với các thế lực Việt gian bán nước lẽ ra phải bị trừng trị từ lâu nếu chúng không được ngoại bang yểm trợ. Nhưng đáp lại những đề nghị ấy lại là sự cự tuyệt.
Vì vậy, toàn thể dân tộc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp cuối cùng, giải pháp quân sự à tiến hành chiến dịch cuối cùng trong lịch sử chiến đấu 30 năm ròng rã để giành lấy hòa bình, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất Tổ quốc để loại trừ những thế lực phản động đã chà đạp lên những thỏa thuận hòa bình đã được quốc tế công nhận và bảo trợ; đã đàn áp những lực lượng hòa bình, dân chủ trong nước; đã chống lại xu thế hòa bình của nhân loại; đã chống lại quyền độc lập, tự quyết của dân tộc; đã chống lại ước vọng thống nhất Tổ Quốc của toàn dân và âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước Việt Nam.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, các chiến sĩ của Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm lĩnh Dinh Độc lập, dinh lũy cuối cùng của các thế lực Việt gian bán nước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó trung đoàn truwrng dẫn các chiến sĩ của mình ập vào phòng họp. Toàn bộ cái gọi là Chính phủ Việt nam Cộng hòa đều có mặt tại đây. Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của cái gọi là Việt Nam Cộng hòa còn cố vớt vát chút sĩ diện:
- Chúng tôi chờ quân cách mạng đến để bàn giao chính quyền.
Đại úy Phạm Xuân Thệ trả lời:
- Các ông chẳng có gì để bàn giao cả ! Các ông phải đầu hàng vô điều kiện !
Đúng ! Những kẻ bán nước khi đã bị những người yêu nước đánh bại thì còn có cái gì để mà bàn giao đây ?
Ba lần những người Cộng sản Việt Nam đề nghị đối thoại hòa bình để thực hiện hòa hợp dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng cả ba lần, họ đều bị phản bội. Cả ba lần ấy, họ đều bị những thế lực Việt gian phản động thù địch vì quyền lợi ích kỷ của chúng và dựa vào sự yểm trợ của đế quốc ngoại bang để mưu đồ tiêu diệt họ.
Và vì ba lần quay lưng lại với hòa bình và độc lập dân tộc của những kẻ cam tâm bán nước ấy mà chiến tranh đã lấy đi sinh mạng của hơn 3 triệu người Việt Nam, hàng triệu ngôi nhà bị tàn phá; hàng trăm nghìn ha đất đai bị bom đạn cày xới và ô nhiễm chất độc hóa học; hàng triệu người Việt Nam bị tàn phế bởi chiến tranh, hàng chục vạn trẻ mồ côi, hàng nghìn nhà máy bị phá hủy .v.v… Tội ác đó là không thể đo đếm hết được. Vì thế, sự diệt vong của các thế lực Việt gian ấy là thực sự đích đáng, không còn gì để bàn cãi và níu kéo.
Một sự thất tín thì vạn sự chẳng tin. Nhưng đối với những kẻ cam tâm bán nước thì đã là quá tam ba bận rồi. Còn nói chi đến chuyện hòa hợp với hòa giải gì nữa đây ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét