Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

COVID19 - NHỮNG KẺ ĐẠO ĐỨC GIẢ VÀ NHỮNG NGƯỜI CHÂN THẬT (Kỳ II)


2- Từ chuyện Donald Trump tung “hoang tin” về thuốc sốt rét Chloroquine đến việc nước Mỹ quay lưng lại với thế giới trước đại dịch COVID-19.Trong cuộc họp báo ngày 21-3-2020 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hùng hồn rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt cho phép Hdroxychloroquine (một loại thuốc chống sốt rét) để điều trị COVID-19. Tuy nhiên, ngay sau đó FDA phủ nhận thông tin này và cho biết họ chỉ đang nghiên cứu kỹ loại thuốc này xem nó có hiệu quả điều trị COVID-19 hay không và nếu có thì hiệu quả đến đâu mà thôi. Bác sĩ Stephen Hahn, Ủy viên hội đồng FDA, cho biết cần phải thử nghiệm Hydroxychloroquine với một số lượng lớn bệnh nhân COVID-19 mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. FDA cũng thông báo sẽ phối hợp với các cơ quan chính phủ và tổ chức nghiên cứu để xác định loại thuốc này có trị được COVID-19 hay không.

Các nhà khoa học Mỹ cũng đã phải lập tức cải chính lời tuyên bố của tổng thống của họ. Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ phát biểu rằng tổng thống chỉ dựa trên những “thông tin đơn lẻ” (có thể hiểu là thông tin chưa kiểm chứng). Để xác định chắc chắn điều này, còn phải qua những cuộc thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên rồi thống kê kết quả của đủ số lượng mẫu thì mới xác định chắc chắn được.
Thế nhưng chỉ vài giờ sau lời phát biểu của tổng thống Mỹ, Nhà sản xuất độc quyền Rising Pharmaceuticals ở bang New Jersey (Mỹ) đã tăng gấp đôi giá bán thuốc Hydroxychloroquine. Giá thuốc chloroquine tăng tới 97,85% lên 7,66USD với liều 250 mg và 19,88USD với liều 500 mg. Sau khi tờ “Thời báo Tài chính” (Financial Times) đăng tải thông tin trên, Rising Pharmaceuticals “chữa cháy” rằng việc tăng giá thuốc là do “tình cờ”. Rising Pharmaceuticals cam kết khôi phục mức giá cũ nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện.
Điều đáng sợ hơn là khi các nhà khoa học Mỹ còn đang cố gắng thử nghiệm tác dụng của Hydroxychloroquine khối hợp với kháng sinh Azithromicine lên virus SARS-COV-2 thì ở Mỹ đã có trường hợp mất mạng khi sử dụng Chloroquine. Đài truyền hình Mỹ CNBC ngày 23-3-2020 đã phát đi tin tức về hai vợ chồng già (khoảng trên dưới 60 tuổi) ở thành phố Phoenix, bang Arizona (Mỹ) đã uống Chloriquine để phòng COVID-19. Kết quả là ông chồng tử vong, còn bà vợ thì may mắn qua cơn nguy kịch. Theo bà vợ cho biết, bà đã xem phát biểu của tổng thống Mỹ trên kênh truyền hình nhà nước và thấy rằng nhà họ sẵn có lọ Chloroqunie và cả hai đã… dùng thử. Điều đáng nói là lọ thuốc Chloroquine mà họ dùng là thứ thuốc mà họ mua để diệt diệt ký sinh trùng cho… đàn cá Koi (của Nhật Bản) mà họ nuôi chú không phải là thuốc sốt rét cho người.
Chưa hết ! Hãng CNN (Mỹ) ngày 24-3-2020 đưa tin tại Châu Phi xa xôi, 3 người dân đáng thương ở thành phố Lagos của Nigeria vì tin rằng thuốc chống sốt rét Chloroquin Phosphate có teher chữa khỏi COVID-19 nên đã sử dụng. Hậu quả là cả 3 người đều tử vong vì COVID-19 nhưng không do SARS-COV-2 gây ra mà là do… tin vào phát biểu văng mạng của tổng thống Mỹ về tác dụng chống COVID-19 của chất Chloroquine cũng như sự thiếu thận trọng của họ khi không tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Về vụ việc thương tâm này, luật sư Kayode Fabunmi ở Lagos chia sẻ: “Những người bán thuốc khá am hiểu thị trường. Và họ nói với khách hàng rằng “Bạn biết đấy, Donald Trump đã nói rằng thứ này có thể chữa virus corona”. Và thế là người ta cứ kéo đến mua bất chấp giá bán liên tục tăng cao”. Để ngăn chặn những trường hợp đáng tiếc còn có thể xảy ra, Sở Y tế bang Lagos (Nigeria) đã phải ban hành thông báo đặc biệt rằng “không có bằng chứng nào cho thấy chloroquine có hiệu quả trong việc phòng ngừa hoặc điều trị người nhiễm virus corona”.
Trước đó, tại Việt Nam, một người đàn ông 44 tuổi ở Đan Phượng, Hà Nội khi nghe nói thuốc chữa sốt rét Chlorroquine có thể chữa được COVID-19 đã mua cả một hộp thuốc Chlorroquin Phosphats về rồi uống hẳn một vốc 15 viên với hy vọng phòng ngừa được dịch COVID-19. Kết quả là ông ta đã phải nhập viện cấp cứu hạng… “ưu tiên”.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đây là trường hợp đầu tiên bị ngộ độc thuốc sốt rét được ghi nhận tại Việt Nam. Rất may cho ông này được các bác sĩ nhanh chóng áp dụng các “biện pháp mạnh” như rửa dạ dày, cho dùng than hoạt tính để tiêu độc và dùng máy trợ thử kịp thời. Nếu không thì đã toi mạng.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cho biết hydroxychloroquine là thuốc điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ... Đây là loại thuốc có độc tính nên bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng và phải tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng. Người dân không được tự ý sử dụng nếu không muốn bị nguy hiểm đến tính mạng.
Những người theo Phật giáo vẫn thường chê bai những người đa nghi như Tào Tháo, nhưng đáng tiếc đó lại là là sự thật. Và nếu ai đó, trong thời buổi dịch COVID-19 lan tràn chóng mặt mà vội vã tin vào những thông tin về thuốc chữa sốt rét Hydroxychloroquine có thể chữa được COVID-19 do “nhân vật số 1” của nước Mỹ, đất nước “vĩ đại trở lại” tuyên bố thì chắc chắn có người trong số họ sẽ trở thành nạn nhân của fake news này.
Nhưng đó chỉ là một góc nhỏ về sự vô trách nhiệm của Chính quyền Mỹ, không chỉ đối với người dân của họ mà còn đối với thế giới đang trong đại dịch COVID-19.
Năm 2003, Tổng thống Mỹ George W. Bush khi đó đã triển khai một chường trình trợ giúp y tế quốc tế trị giá tới 90 tỷ USD nhằm cứu trợ bệnh nhân AIDS. Vào thời điểm đó thì đây được coi là nỗ lực lớn nhất của một quốc gia trong việc chống lại dịch bệnh thế kỷ. Trong khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng như trong đại dịch Ebola năm 2014, Mỹ vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò điều phối phản ứng toàn cầu. Dù chưa hoàn hảo nhưng những động thái khi đó của Mỹ vẫn được cả đồng minh và đối thủ biết ơn.
Nhưng đến thời Donald Trump lên cầm quyền thi không chỉ các chương trình trợ giúp y tế cho người dân Mỹ như chương trình “Obamaa Care” bị xếp xó mà cả những chương trình trợ giúp y tế quốc tế phòng chống dịch bệnh cũng bị chính quyền Mỹ bãi bỏ. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nghi ngờ vai trò của Liên Hợp Quốc trong các sứ mệnh toàn cầu, thể hiện sự khó chịu với những tổ chức đa phương chỉ hoàn toàn nhằm mục đích nhân đạo và nhân văn như Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc FAO hay Tổ chức văn hóa và khoa học Liên Hợp Quốc UNESCO.
Sau khi biết tin Donald Trump ra lệnh “cấm cửa” với 26 nước EU và Anh, chuyên gia cấp cao tại Quỹ German Marshall ở Berlin, Đức, ông Jan Techau đã thẳng thừng cáo buộc: “Sự ích kỷ của nước Mỹ dưới thời Donad Trump là điều chưa từng thấy. Họ thường luôn chú trọng lợi ích cá nhân. Việc ông ta cố đổ lỗi cho Trung Quốc và châu Âu về COVID-19 đồng nghĩa với việc nước Mỹ đã không còn phụng sự hành tinh này nữa. Đó là tin xấu cho thế giới”.
Sau khi chính quyền Cộng hòa Liên bang Đức phát giác âm mưu Mỹ muốn độc chiếm vaccine phòng ngừa virus SARS-COV-2 của hãng dược phẩm Cure-Vac với giá 1 tỷ USD ngay từ khi nó còn đang được nghiên cứu thử nghiệm và chặn đứng âm mưu này, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã thẳng thừng tuyên bố: “Nước Đức không phải để người ta đem ra mua bán”. Còn Peter Westmacott, cựu đại sứ Anh tại Mỹ thì nhận định: “Đó là cách cư xử chỉ vì bản thân, đồng thời không chịu nhận trách nhiệm cho những sai lầm ban đầu. Việc Donald Trump cố mua lại hãng dược phẩm Cure-Vac càng tô đậm thêm bản chất ích kỷ của khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” đã thay cho hình ảnh nước Mỹ được mô tả như một một cường quốc có trách nhiệm trước đây”.
Sự ích kỷ của người Mỹ chưa dừng lại ở đó. Khi Italia đã trở thành tâm dịch của thế giới với số người tử vong cao gấp đôi so với Trung Quốc, khi cả đất nước này đang được phong tỏa toàn bộ, khi người dân Italia đang chờ nhận được các dụng cụ y tế chống dịch COVID-19 đang khẩn cấp chuyển đến từ Trung Quốc và Nga thì người Mỹ đã lấy đi từ Ý hơn 500.000 bộ dụng cụ phục vụ cho việc xét nghiệm virus SARS-COV-2. Ngày 17-3-2020, một máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster III đã cất cánh từ căn cứ quân sự Mỹ Aviano ở miền bắc Italy và nửa giờ sau đã hạ cánh xuống thành phố Brescia ở miền Nam nước Ý. Tại đây, người Mỹ đã vận chuyển hơn nửa triệu bộ dụng cụ phục vụ cho xét nghiệm virus từ Công ty tư nhân Copan Diagnostics Inc lên máy bay và chở về Memphis (Mỹ).
Khỏi phải nói người dân Italia phẫn nộ như thế nào trước việc mỗi ngày đất nước có vài trăm người chết, việc xét nghiệm và điều trị đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nghiêm trọng các trang thiết bị y tế nhưng người Mỹ lại lấy đi của họ một khối lượng vật tư y tế không nhỏ để đem về nước mình. Hầu hết người Ý đều đặt câu hỏi rằng tại sao trong bối cảnh đại dịch nghiêm trọng đang lây lan, khi các bác sĩ đang mạo hiểm mạng sống với virus, giành giật mạng sống cho từng bệnh nhân, phàn nàn về việc thiếu hụt thuốc men và đang chờ đợi các thiết bị mới cho hệ thống hỗ trợ thở từ Trung Quốc thì người Mỹ lại được phép làm như vậy ?
Tờ “La Repubblica” (Cộng hòa), nhật báo hàng đầu của Italia đã viết bài xã luận đầy sự châm biếm: “Cả thế giới nói rằng đây là một cuộc chiến. Và lần đầu tiên trong lịch sử - đây là cuộc chiến của tất cả mọi người chống lại tất cả mọi người. Trong cuộc chiến này không có liên minh và không có những đồng minh, mỗi người chỉ nghĩ về bản thân mình. Trong cuộc chiến chống lại virus corona, vũ khí chính là băng vệ sinh, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, dụng cụ xét nghiệm. Người Mỹ đã mua nửa triệu bộ kit xét nghiệm virus tại Brescia, vận chuyển những dụng cụ này đến Memphis và hiện đang ăn mừng thành công… Nước Ý đang gặp khó khăn nhưng đồng thời lại gửi các dụng cụ xét nghiệm virus tới Mỹ ! Rõ ràng, đây là một cách mới để tỏ lòng tôn kính đối với chủ nghĩa thực dân”.
Rất nhiều người dân Italia đã đặt câu hỏi rằng các dụng cụ y tế đó được sản xuất tại Brescia, nơi một dịch bệnh đang hoành hành. Các bác sĩ thì đang cố gắng ngăn chặn dịch bệnh để COVID-19 không lan sang thành phố lân cận Milano. Nhưng đã không có ai ngăn được việc gửi cá dụng cụ xét nghiệm đến Mỹ. Trong thành phần chính phủ có ai biết về những gì đang xảy ra không ? Và người Mỹ đã đưa hối lộ bao nhiêu cho lô hàng này và những ai đã được hưởng lợi từ điều đó ?
Chính quyền Italia im lặng ! Còn tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thì nói tránh trớ rằng họ chỉ mua một số dụng cụ như tăm bông y khoa, giấy thấm y khoa… chỉ là một phần của bộ dụng cụ xét nghiệm virus nhằm lấy mẫu bệnh phẩm chứ không phải là đầy đủ các bộ kit test virus corona. Thử hỏi những người dân Italia đang vật lộn với dịch bệnh liệu có tin được lời giải thích này khi mà tăm bông y tế và giấy thấm y tế thì bất cứ nước đang phát triển nào cũng có thể làm được ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét