Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Covid19 - NHỮNG NGƯỜI LĂN XẢ CHỐNG DỊCH VÀ NHỮNG KẺ DẠI DỘT PHÁ BĨNH (Kỳ I)


Đây không biết là lần thứ bao nhiêu, loài người bị lôi cuốn vào một cuộc chiến giữa họ, những sinh vật thượng đẳng nhất, thông minh nhất, có quyền năng lớn nhất trên trái đất với những thứ gọi là “á sinh vật”, nói cách khác là những thực thể sống không hoàn chỉnh, còn chưa đến mức được gọi là vi khuẩn. Đó là các virus.
“Xã hội virus” trên trái đất có tới hơn 400 triệu giống loài, nhiều hơn bất cứ một cộng đồng thực thể sinh vật nào trên trái đất có cấu trúc từ hạng tế bào trở lên. Nhưng trong hơn 400 triệu loài virus đó thì không phải loài nào cũng gây hại cho đời sống của người. Một số virus chỉ gây bệnh trên thực vật, số khác thì chỉ gây bệnh trên một số động vật sống trong cả môi trường nước và trên cạn. Một số khác nữa thì “chung sống ôn hòa” với các loài sinh vật. Nhưng một khi virus đã biến dị thành các giống loài phát tác độc tính thì hậu quả thiệt hại mà nó gây ra không hề nhỏ đồng thời, luôn đem lại những bất ngờ cho chính con người, loài sinh vật tự cho rằng minh là giống loài mạnh nhất quả đất.

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới trong 3 tháng đầu năm 2020 dường như đã vượt xa khỏi những dự báo tồi tệ nhất của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ngoại trừ những nhà nghiên cứu chuyên môn về dịch bệnh và y tế, ít ai có thể ngờ rằng chỉ trong vòng 3 tháng, “sắc đen” của dịch COVID-19 đã bao trùm lên 3/4 diện tích lục địa trái đất (trừ Châu Nam Cực và đảo Greenland). Và cũng chỉ trong chừng đó thời gian, 109/193 quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận tổng cộng gần 145.000 ca bệnh COVID-19, trên 5.000 ca tử vong đã được ghi nhận tại 39 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đáng ngại hơn cả là CHDC Congo nằm ở trung tâm Châu Phi, một trong các quốc gia nghèo đói nhất thế giới, nơi có nhiều cuộc xung đột bạo lực vũ trang giữa các sắc tộc bản địa, là ổ dịch Ebola và cũng là nơi có hệ thống y tế kém cỏi nhất thế giới đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Trong khi bệnh dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã tạm lui và hệ thống y tế và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc phải xoay chiều 180 độ để đối phó với “làn sóng dội ngược” của dịch COVID-19 từ ngoài nước thì Châu Âu ngày càng trở thành một “bản sao” COVID-19 của Trung Quốc với số ca nhiễm mới mỗi ngày đã vượt qua các số ca nhiễm mới ở Trung Quốc vào thời điểm bùng phát dữ dội nhất. Tại tâm dịch Iralia, được ví như “Vũ Hán của Châu Âu”, số ca nhiễm dịch COVID-19 đã lên tới 21.157 ca nhiễm và đã có tới 1.441 ca tử vong (6,81%) chỉ trong vòng 1 tháng. Tỷ lệ này cao gấp hơn 1,5 lần so với Trung Quốc (3,93%, tính đến ngày 14-3-2020). Iran cũng trong tình trạng tương tự khi chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia về số lượng lây nhiễm và tử vong (12.729/611). Và cũng trong 1 tháng vừa qua, toàn bộ 27/27 quốc gia EU đã bị virus SARS-COV-2 “hỏi thăm”. Tây Ban Nha đang có nguy cơ trở thành tâm dịch thứ hai ở Tây Âu với 6.391 ca nhiễm và 196 ca tử vong (3,07%). Nước Anh mặc dù đã “Brexit” nhưng vẫn không thể tránh khỏi COVID-19 khi đã có 1.140 ca nhiễm và 21 ca tử vong (1,84%). Ở “Tân lục địa” nước Mỹ đã thực sự trở thành tâm dịch COVID-19 ở Tây bán cầu với 2.836 ca nhiễm và 57 ca tử vong (2,00%). Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Mỹ và Anh vượt qua cả Hàn Quốc, nơi có tới 8.086 người mắc (thứ tư thế giới) nhưng chỉ có 72 ca từ vong (0,89%) tính đến ngày 14-3-2020.
Trong phiên họp thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 đúng vào ngày kết thúc trạng thái cách ly đối với xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tâm dịch của Việt Nam khi đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã cảnh báo rằng chúng ta mới chỉ thắng trận đầu chống dịch chứ chưa thắng trong toàn bộ cuộc chiến nên không được chủ quan, thỏa mãn. Cảnh báo chính xác đó dựa trên cơ sở phân tích chính xác diễn biến của dịch COVID-19 trên thế giới. Các kết quả phân tích cho thấy tuy ịch COVID-19 tại Trung Quốc đã “qua đỉnh” và có dấu hiệu suy giảm dần nhưng các ổ dịch mới đã xuất hiện tại Italia, Iran, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức và trong tương lai gần là cả Mỹ đã đặt Việt Nam đứng trước nguy cơ phải đối phó với sự lây nhiễm SARS-COV-2 từ nhiều hướng mới thay vì chỉ phải lo đối phó với một vài hướng từ các quốc gia lân cận. Bên cạnh đó, trong nội địa vẫn còn hàng chục nghìn người trở về từ các vùng dịch Trung Quốc và cả ngoài Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đang được cách ly tập trung để triệt tiêu sự lây nhiễm trong cộng đồng.
1- Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng “đứng mũi chịu sào” trong tổng chiến cục phòng chống dịch COVID-19.
Cuộc diễn tập toàn quân phòng chống dịch COVID-19 ngày 4-3-2020 đã chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo, chỉ huy Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần và cơ quan Quân y Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hẳn mọi người còn nhớ một viên tướng quân đội về hưu đã từng chê trách rằng các tướng lĩnh chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay chưa hề kinh quan việc chỉ huy chiến đấu.
Nhưng xin lỗi ông tướng đi !
Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay không chỉ có nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm mà còn tích cực tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh và hiện đang là một trong ba lực lượng đang “đứng mũi chịu sào” trong các chiến dịch chống “giặc COVID-19”. Và kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy của họ trong thời điểm phòng chống dịch cam go hiện nay cũng chẳng hề thua kém kỹ năng chỉ huy chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Điểm quan trọng là tầm nhìn chiến lược của họ trong việc đánh giá, phân tích diễn biến, dự báo tình hình và tham mưu cho Đảng và Nhà nước về các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đến nay đều hết sức chính xác, kịp thời, thậm chí còn đi trước một bước so với sự tiến triển của dịch bệnh. Vì thế, công tác phòng chống dịch COVID-19 mới nâng cao được tính chủ đọng, nâng cao hiệu quả phòng chống.
Ông tướng hãy nhớ lại những lời chê bai của mình mà sám hối nhé !
Ngay bây giờ đây, hàng vạn cán bộ chiến sĩ ở các quân khu, từ các tỉnh biên giới cho đến Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều quân binh chủng đang triển khai lực lượng ngày đêm chăm sóc cho hành vạn đồng bào mình đang được cách ly tập trung trong các doanh trại. Nhiều đơn vị đã rời khỏi những khu doanh trại kiên cố, khang trang, rút ra dã ngoại, ở nhà bạt, ăn cơm ở bếp dã chiến, nằm ngủ trên võng, trên giường bạt để nhường lại nơi ở khang trang cho đồng bào mình đang phải cách ly phòng chống dịch. Những chiến sĩ quân y, hậu cần, nuôi quân cũng gần như chịu cách ly cùng với đồng bào mình, đã không quản ngày đêm vất vả để chăm sóc từng bữa ăn, từng nơi nghỉ, thăm khám y tế thường xuyên cho bà con đang tạm trú trong doanh trại đến nhưng ngày giờ cuối cùng khi họ kết thúc thời gian cách ly và trở về với cộng đồng
Nhiều người dân được cách ly phòng chống dịch tại các doanh trại của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những ấn tượng hết sức tốt đẹp về “Anh Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình. Hết một đợt cách ly phòng chống dịch thì một đợt cách ly khác với hàng nghìn người dân lại tiếp tục vì bà con mình sang Trung Quốc và các nước khác làm ăn trở về đông lắm. Và mọi công việc phục vụ bà con của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân lại tiếp tục theo đúng kế hoạch và quy trình đã vạch sẵn.
Và cho đến ngày 6-3-2020, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn trong tư thế sẵn sàng để tham chiến cùng toàn dân chống dịch COVID-19 với cấp độ 3, cấp độ được xác định bằng tình huống đã có tới trên 100 công dân của một quốc gia nhiễm bệnh dịch mặc dù chưa có ca nào tử vong. Các kế hoạch ứng phó với các cấp độ dịch cao hơn cũng đã được xây dựng và hoàn thiện.
Thử hỏi có mấy quân đội trên thế giới này làm được điều đó ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét