Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

COVID19 - NHỮNG KẺ ĐẠO ĐỨC GIẢ VÀ NHỮNG NGƯỜI CHÂN THẬT (Kỳ III)


3- “Nơi khó thở” nhất thế giới đang giúp thế giới “dễ thở”; Nga và Cuba trợ giúp Italia khi các đồng minh NATO làm ngơ.
Đối lập với thái độ “sống chết mặc bay” của chính quyền Mỹ là sự đoàn kết của cả thế giới phòng chống đại dịch COVID-19 theo lời kêu gọi của WHO. Nhiều nước không chỉ đi tiên phong trong việc bảo vệ, chữa trị cho người dân của mình mà còn trợ giúp các nước khác trên cơ sở tiềm năng kinh tế và kỹ thuật y sinh của họ. Ngay cả Trung Quốc, nước vừa trải qua một trong những trận đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử của họ nhưng vẫn chia sẻ với phần còn lại của thế giới những gì mình có để cùng nhân loại đẩy lùi đại dịch.

Vào cuối tháng 2-2020, dư luận quốc tế đã báo hiệu về sự “ngạt thở” của nền kinh tế thế giới nói riêng và sự “ngột ngạt” của đời sống dân chúng toàn cầu nói chung vì dịch COVID-19. Đến thượng tuần tháng 3-2020, khi dịch COVID-19 nhanh chóng lan tràn khắp thế giới, đưa con số bệnh nhân COVID-19 cũng như số ca tử vong vì dịch bệnh này ngoài Trung Quốc lên gấp 3 đến 4 lần tại Trung Quốc thì đất nước đông dân nhất thế giới đã kiểm soát được dịch bệnh.
Và nếu như có ai nói rằng đại dịch COVID-19 làm cho nền công nghiệp Trung Quốc đình trệ hoàn toàn thì người đó đã nhầm lẫn. Riêng ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị và dụng cụ y tế của Trung Quốc không những không dừng sản xuất mà còn phát triển mạnh mẽ. Trải qua 2 tháng đầu khi dịch COVID-19 hoành hành ở Trung Quốc, trong khi các nhà tư bản tài phiệt Mỹ ở thị trường chứng khoán New York đang “rung rinh trên ngọn đèn chùm” ngồi chờ Trung Quốc “toang hoang” thì Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sản xuất các vật dụng và phương tiện y tế, từ khẩu trang, ống nghe cho đến máy đo thân nhiệt, máy trợ thở và cả máy lọc oxy ngoài cơ thể... với tốc độ chóng mặt. Và đến tuần đầu tiên của tháng 3-2020, về cơ bản, Trung Quốc đã có đủ các phương tiện y tế hiện đại do chính họ tự sản xuất đẻ đối phó với dịch COVID-19 trong khi các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đang thiếu hụt nghiêm trọng các phương tiện này do tình trạng số ca bệnh tăng đột biến. Riêng nước Mỹ hiện có thể thiếu hụt hàng chục nghìn máy trợ thở khi số ca bệnh COVID-19 vượt quá 40.000. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết bang này chỉ có 5.000 - 6.000 máy thở nhưng giờ phải cần đến 30.000 máy mới tạm đủ. Chưa kể sẽ còn nhiều ca nhiễm mới.
Kể từ ngày 10-3-2020, các nhà máy sản xuất vật dụng và phương tiện y tế của Trung Quốc, vốn không hề bị đình trệ sản xuất như các nhà máy khác đã phải hoạt động 24h/ngày và 7/7 ngày trong tuần để đáp ứng các đơn hàng khẩn cấp đến từ Châu Âu và bắc Mỹ, trong đó có 4 tâm dịch lớn nhất là Italia, Iran, Tây Ban Nha và Mỹ. Điều trớ trêu là trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn siết chặt mức áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và liên tục tung ra các luận điệu cáo buộc Trung Quốc thì thành phố New York, một trong ba tâm dịch lớn nhất nước Mỹ đã phải đặt mua hàng nghìn máy trợ thở từ Trung Quốc mặc dù các hãng Ford, General Motors Co. và Tesla Inc. được tổng thống Mỹ “bật đèn xanh” nhưng vẫn không thể đáp ứng dù chỉ 1/2 nhu cầu máy trợ thở đang tăng vọt với cấp số nhân ở Mỹ.
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2020 chống dịch COVID-19, riêng công ty sản xuất thiết bị y tế Beijing Aeonmed ở Bắc Kinh đã xuất xưởng 14.700 máy trợ thở không xâm nhập, bằng sản lượng của chính nhà máy này trong cả năm 2018. Và không chỉ có Beijing Aeonmed là nơi duy nhất sản xuất mặt hàng chiến lược này thời COVID-19, ông Wu Chuanpu, Giám đốc của chuỗi cung cấp thiết bị y tế “Vedeng” cho biết nhiều nhà máy tại Trung Quốc đang cật lực sản xuất để trước mắt có thể đáp ứng từ 60.000 đến 70.000 đơn hàng đến từ chính phủ nhiều nước trên thế giới, phần lớn là từ Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông và mới có thêm cả các đơn hàng từ Châu Phi. Một phần trong số đó là hàng viện trợ của Trung Quốc đối với các nước nghèo ở Châu Phí, Châu Mỹ La tinh đang phải chống lại dịch COVID-19 trong thế yếu.
Không chỉ sản xuất máy trợ thở là “vũ khí trọng yếu” để cứu giúp người bệnh COVID-19 khỏi lưỡi hái thần chết, Trung Quốc còn hợp tác với Liên bang Nga sản xuất hàng loạt xe xét nghiệm COVID-19 lưu động và hơn nữa là sản xuất các loại xe cấp cứu có buồng áp lực âm để vận chuyển bệnh nhân COVID-19 đồng thời giảm sự phát tác của virus SARS-COV-2 ra môi trường. Những phương tiện này được phát triển và sản xuất nhanh với tốc độ chóng mặt chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua đã góp phần giúp Trung Quốc vượt qua đỉnh dịch và giờ đây, có thể hoàn toàn kiểm soát được dịch COVID-19.
Bên cạnh việc cung cấp các phương tiện y tế hiện đại cho thế giới phòng chống COVID-19, Trung Quốc cũng đưa đến Italia hàng trăm chuyên gia đã “kinh qua trận mạc” chống dịch COVID-19 tại Vũ Hán và Hồ Bắc. Hàng chục triệu chiếc khẩu trang y tế 4 lớp , hàng triệu chiếc khẩu trang đặc dụng N95 và hàng chục nghìn bộ kit test virus SARS-COV-2 cùng các xe cấp cứu chuyên dụng đã được Trung Quốc chuyển giao cho Italia, Tây Ban Nha, Iran và một số nước khác trong khi Mỹ phớt lờ lời kêu gọi của WHO về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran và Cộng hòa DCND Triều Tiên để các nước này có thể chống dịch COVID-19 một cách có hiệu quả.
Cuộc chiến chống COVID-19 đã cho thấy tình trạng "bỏ của chạy lấy người" đang diễn ra lan tràn còn nhanh hơn chính sự lan tràn của dịch bệnh. Nhưng ở một khía cạnh khác, người ta có thể thấy lực lượng quân sự NATO với binh hùng tướng mạnh,có thể giữ vững Châu Âu và chống lại người Nga trong bất kỳ tình huống nào đa dường như đứng ngoài cuộc khi cơn dịch COVID-19 đang tàn phá Châu Âu. Vì thế, người ta bất giác đặt câu hỏi: “Người Nga chưa tấn công nhưng COVID-19 đã kéo đến ! Vậy NATO phải làm gì ?” Câu trả lời là cái bộ máy quân sự to lớn nhất hành tinh, cái khối liên minh quân sự duy nhất trên hành tinh này hóa ra là một thứ đồ thừa. Nó chẳng có thể giúp gì ngoài việc nhe nanh, múa vuốt như một con quái vật để răn đe các quốc gia khác, để ngốn tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm trong khi chỉ cần đến 5% trong số kinh phí đó được sử dụng đúng mục đích là có thể ngăn chặn được COVID-19 tràn vào Châu Âu. Vậy thì NATO có còn lý do để tồn tai không ?
Trong khi NATO gần như “chết cứng” đứng nhìn COVID-19 hoành hành khắp tất cả các nước thành viên của nó thì Liên bang Nga và Cuba đã vào cuộc.
Sau cuộc điện đàm trực tiếp giữa nhà lãnh đạo hai nước, ngày 20-3-2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lệnh cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga gấp rút thành lập 8 đoàn ứng cứu phòng chống dịch bệnh khẩn cấp gồm nhiều bác sĩ quân y và chuyên gia y tế có kinh nghiệm cộng với hàng loạt phương tiện hiện đại như xe cấp cứu có buồng áp lực âm, xe phòng thí nghiệm hiện đại, xe đặc chủng phòng hóa cùng nhiều thiết bị y tế sang giúp Italia chống dịch.
Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitri Peshkov còn cho biết ngoài việc trợ giúp Italia, Liên bang Nga cũng sẽ viện trợ 100.000 bộ kit test virus SARS-COV-2 cho 13 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Triều Tiên, Iran, Serbia, Ai Cập và Venezuela. Trước đó, các bộ kit test do Nga sản xuất đã giúp phát hiện các trường hợp dương tính với virus đầu tiên ở Armenia, Belarus, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
Từ bên kia trái đất, đáp ứng lời kêu gọi của Italia, Chính phủ Cuba đã cử đoàn chuyên gia y tế dày dạn kinh nghiệm của mình lần đầu tiên sang giúp một trong các quốc gia thuộc nhóm G7 chống lại thảm họa COVID-19. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà Cuba, một quốc gia nhỏ bé đang bị Mỹ bao vây, cấm vận nhưng lại có nền y học, y thuật hiện đại bậc nhất thến giới thực hiện các sứ mệnh nhân đạo này.
Sau cuộc Cách mạng ngày 1-1-1959, Cuba đã từng cử các đoàn chuyên gia y tế sang giúp Việt Nam điều trị cho các chiến sĩ và người dân Việt Nam thương vong vì bom đạn Mỹ. Một số bác sĩ, y tá Cuba đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam. Các chuyên gia y tế Cuba đã tham gia rất thành công trong việc chống dịch tả ở Haiti, chống đại dịch Ebola ở Châu Phi năm 2010.v.v… Đầu năm 2020, các bác sĩ Cuba đã được Đảng và Nhà nước Cuba cử đến giúp đỡ các nước Venezuela, Nicaragua, Jamaica, Suriname và Grenada.
Thế nhưng, trên thế giới vẫn có những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vì sự thù hằn nhỏ nhen của mình mà luôn “chọc gậy bánh xe”, ngay cả đối với các sứ mệnh nhân đạo. Tức tối trước việc Nga ra tay trợ giúp Italia, từ bên kia bờ Đại Tây Dương, Washington yêu cầu Ba Lan tiếp tục đóng cửa không phận, lấy cớ chống dịch COVID-19. Dĩ nhiên là Warszawa tuân lệnh. Nhưng dù sao thì 14 chiếc IL-76 của quân đội Nga xuất phát từ sân bay quân sự Chkalovsk gần Moskva vẫn hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển 8 đoàn cứu trợ y tế với hơn 400 tấn trang thiết bị y tế và phòng hóa để có mặt tại căn cứ không quân “Practiceicus de Mare” cách Roma 30km về phía Tây Nam ngày 23-3-2020 đúng như kế hoạch dù phải bay đường vòng thêm 3.300 km. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các hành động mà Nga đang thực hiện để hỗ trợ Italia trong thời điểm khó khăn của đất nước này.
Phát biểu về động thái này của Ba Lan, ông Aleksey Pushkov, Ủy viên Hội đồng Liên bang Nga, nguyên Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Duma quốc gia Nga thẳng thừng tuyên bố: “Ba Lan không để cho máy bay Nga chở theo hàng hóa cứu trợ cho Italy sử dụng không phận. Đây là sự bần tiện ở mức độ chính sách công khai. Trong khi đây là số hàng giúp đỡ dành cho một đồng minh của Ba Lan trong khối Liên minh châu Âu (EU) và NATO. Từ giờ trở đi, Nga sẽ không thỏa hiệp với Ba Lan bất cứ vấn đề gì”. Thiết nghĩ lời tuyên bố này cũng cần giành cho cả các nhân vật diều hâu trong chính giới Mỹ nữa.
Người Việt Nam có câu thành ngữ: “Qua cơn lận đận mới hiểu tận lòng nhau”. Câu ca này được đúc kết từ xa xưa từ vùng Nghệ-Tĩnh và trong trường hợp các nước tập trung “dập cháy” tại tâm dịch Italia hiện nay, nó vẫn tuyệt đối đúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét